- 1 Quyết định 878/QĐ-BYT năm 2020 về "Hướng dẫn cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung phòng chống dịch COVID-19" do Bộ Y tế ban hành
- 2 Quyết định 2194/QĐ-BCĐQG năm 2020 về Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động do Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19 ban hành
- 3 Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 do Chính phủ ban hành
- 4 Nghị quyết 128/NQ-CP năm 2021 quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" do Chính phủ ban hành
- 5 Quyết định 4800/QĐ-BYT năm 2021 hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP quy định tạm thời Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 120/KH-UBND | Nam Định, ngày 16 tháng 10 năm 2021 |
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021;Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế về việc Ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” và Văn bản hướng dẫn của các Bộ, Ngành;
Căn cứ năng lực đáp ứng và tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn, UBND tỉnh Nam Định ban hành Kế hoạch Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định “Thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn tỉnh Nam Định như sau:
Bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca chuyển bệnh nặng, tử vong do COVID-19; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; thực hiện mục tiêu kép, góp phần đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất có thể, phấn đấu trong năm 2021.
Nhằm đảm bảo sự thống nhất thực hiện theo quy định, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương trong kiểm soát tình hình dịch bệnh, tạo điều kiện khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, đưa đời sống sinh hoạt của Nhân dân dần trở lại tình trạng bình thường mới.
1. Bảo đảm mục tiêu kép nhưng đặt sức khỏe, tính mạng người dân lên trên hết, trước hết; các giải pháp phòng, chống dịch phải dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn và điều kiện của đất nước; đảm bảo người dân được bảo vệ tốt nhất trước dịch bệnh, được tiếp cận dịch vụ y tế sớm nhất, nhanh nhất, ngay từ cơ sở; nhưng không gây ách tắc cho lưu thông, sản xuất.
2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng; huy động cả hệ thống chính trị; đề cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, trách nhiệm người đứng đầu trong phòng, chống dịch, thực hiện mục tiêu kép; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất trong toàn quốc, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở.
3. Trong phòng, chống dịch phải lấy phòng dịch là cơ bản, lâu dài; y tế là lực lượng nòng cốt cùng với các lực lượng quân đội, công an,... nhưng phải huy động sự tham gia của tất cả các lực lượng, các tầng lớp trong xã hội. Phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể trong phòng, chống dịch, trong sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt an toàn.
4. Các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 phải được thực hiện dứt khoát, kịp thời, quyết liệt; đảm bảo hài hòa giữa các giải pháp chuyên môn y tế với các giải pháp hành chính, kinh tế - xã hội. Các giải pháp y tế phải đồng bộ giữa cách ly với xét nghiệm, điều trị, vắc xin, theo phương châm “cách ly, xét nghiệm là then chốt, vắc xin, thuốc điều trị là điều kiện tiên quyết”.
III. PHÂN LOẠI ĐÁNH GIÁ, XÁC ĐỊNH CẤP ĐỘ DỊCH
1. Phân loại cấp độ dịch
- Cấp 1: Nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh.
- Cấp 2: Nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng.
- Cấp 3: Nguy cơ cao tương ứng với màu cam.
- Cấp 4: Nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.
2. Phạm vi đánh giá cấp độ dịch
Đánh giá từ quy mô cấp xã. Khuyến khích đánh giá từ phạm vi, quy mô nhỏ nhất có thể (thôn, xóm, khu phố,...) nhằm đảm bảo linh hoạt, hiệu quả.
3. Tiêu chí đánh giá cấp độ dịch
- Tỷ lệ ca mắc mới tại cộng đồng/số dân/thời gian.
- Độ bao phủ vắc xin (lưu ý nhóm tuổi có nguy cơ cao, tỷ lệ tiêm mũi thứ nhất, tỷ lệ tiêm đủ liều).
- Khả năng thu dung, điều trị của các tuyến (lưu ý xác định rõ khả năng thu dung, điều trị hiện có và kế hoạch bổ sung).
4. Xác định cấp độ dịch tại tỉnh Nam Định (tính đến ngày 15/10/2021)
4.1. Đánh giá các Tiêu chí theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021
a) Tiêu chí 1: Tỷ lệ ca mắc mới tại cộng đồng/số dân/thời gian
Từ ngày 01/10/2021 đến 15/10/2021, tỉnh Nam Định ghi nhận 44 ca mắc mới, trong đó có 19 ca nhập cảnh và 25 ca phát hiện trong khu cách ly tập trung.
Tỷ lệ ca mắc mới tại cộng đồng tỉnh Nam Định/100.000 người/tuần là: 0
b) Tiêu chí 2: Độ bao phủ vắc xin
- Tỷ lệ người dân tỉnh Nam Định từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin phòng COVID-19 là 306.569 người, đạt tỷ lệ 24,1% (<70%).
- Trong tháng 10, tỷ lệ người dân tỉnh Nam Định từ 65 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 chỉ đạt 18% .
- Trong tháng 11/2021, tỷ lệ người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 đạt 20%.
Tiêu chí đạt > 80% số người từ 50 tuổi trở lên, >80% số người từ 65 tuổi trở lên dự kiến hoàn thành trong tháng 12/2021.
c) Tiêu chí 3: Đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến
- Đã có kế hoạch đáp ứng các cấp độ dịch, trong đó, có phương án thiết lập, vận hành cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-10 tuyến tỉnh, tuyến huyện; Kế hoạch xây dựng Trung tâm Hồi sức tích cực vùng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, phương án chuyển đổi công năng điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viên chuyên khoa và các bệnh viện tuyến huyện.
- Các huyện, thành phố đang xây dựng kế hoạch thiết lập trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng và có kế hoạch cung cấp ô xy y tế cho các trạm y tế xã, phường, thị trấn (xã) để đáp ứng khi có dịch bệnh diễn biến ở cấp độ 3, 4.
4.2. Xác định cấp độ dịch
Tiêu chí 1* Tiêu chí 2 | 0 - < 20 |
<70% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin | Cấp 1 |
Căn cứ Hướng dẫn đánh giá cấp độ dịch của Bộ Y tế tại Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021, hiện tại, nguy cơ dịch bệnh COVID-19 tại 226/226 xã, phường, thị trấn của tỉnh Nam Định được xác định ở Cấp độ 1: Nguy cơ thấp (bình thường mới).
VI. BIỆN PHÁP ÁP DỤNG THEO CẤP ĐỘ DỊCH
Các biện pháp y tế bao gồm cách ly y tế, xét nghiệm, thu dung, điều trị, tiêm chủng thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế ở tất cả các cấp độ.
1. Đối với tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp
Biện pháp | Cấp 1 | Cấp 2 | Cấp 3 | Cấp 4 |
1. Tổ chức hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch - Các điều kiện về chuyên môn như vắc xin, xét nghiệm do Bộ Y tế hướng dẫn. - Địa phương căn cứ vào tình hình thực tiễn để quy định về số lượng người tham gia. | Không hạn chế số người | Hạn chế, có điều kiện | Không tổ chức/Hạn chế, có điều kiện | Không tổ chức/Hạn chế, có điều kiện |
2. Vận tải hành khách công cộng đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 (đối với đường hàng không và đường sắt áp dụng theo văn bản quy định riêng). Áp dụng theo hướng dẫn Bộ Giao thông vận tải về hoạt động vận tải hành khách công cộng đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch. | Hoạt động | Hoạt động/Hoạt động có điều kiện | Không hoạt động/Hoạt động hạn chế, có điều kiện | Không hoạt động/Hoạt động hạn chế, có điều kiện |
3. Lưu thông, vận chuyển hàng hóa nội tỉnh hoặc liên tỉnh Theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải về hoạt động lưu thông vận chuyển hàng hóa đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch. *Đối với Người vận chuyển hàng bằng xe máy sử dụng công nghệ có đăng ký (bao gồm nhân viên của doanh nghiệp bưu chính): Căn cứ năng lực đáp ứng và tình hình dịch, UBND tỉnh sẽ quy định về số lượng tham gia lưu thông trong cùng một thời điểm. | Hoạt động | Hoạt động | Hoạt động | Hoạt động* |
4. Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ |
| |||
4.1. Cơ sở sản xuất, đơn vị thi công các dự án, công trình giao thông, xây dựng * Có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19. | Hoạt động* | Hoạt động* | Hoạt động* | Hoạt động* |
4.2. Cơ sở kinh doanh dịch vụ bao gồm trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối trừ các cơ sở quy định tại Điểm 4.3, 4.4 *Có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19. ** Trường hợp cần thiết, căn cứ năng lực đáp ứng và tình hình dịch, UBND tỉnh sẽ quy định hạn chế số lượng người bán, mua cùng một thời điểm. | Hoạt động* | Hoạt động* | Hoạt động* | Hoạt động*/Hoạt động hạn chế** |
4.3. Nhà hàng/quán ăn, chợ truyền thống * Đảm bảo quy định về phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế. ** UBND tỉnh quyết định các điều kiện cần thiết để hoạt động đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 bao gồm hạn chế số lượng người bán, mua cùng một thời điểm. | Hoạt động* | Hoạt động* | Hoạt động* | Hoạt động hạn chế** |
4.4. Cơ sở kinh doanh các dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như vũ trường, karaoke, mát xa, quán bar, internet, trò chơi điện tử, làm tóc (bao gồm cắt tóc), làm đẹp và các cơ sở khác do địa phương quyết định. * UBND tỉnh quy định các điều kiện cần thiết để hoạt động đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19. | Hoạt động/Hoạt động hạn chế* | Ngừng hoạt động/Hoạt động hạn chế* | Ngừng hoạt động/Hoạt động hạn chế* | Ngừng hoạt động |
4.5. Hoạt động bán hàng rong, vé số dạo, ... * Ủy ban nhân dân tỉnh quy định các điều kiện cần thiết để hoạt động đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19. | Hoạt động | Hoạt động/Hoạt động có điều kiện* | Ngừng hoạt động/Hoạt động có điều kiện* | Ngừng hoạt động |
5. Hoạt động giáo dục, đào tạo trực tiếp * Đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế. ** Thời gian, số lượng học sinh, ngừng một số hoạt động theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của địa phương. Kết hợp với dạy, học trực tuyến và qua truyền hình. | Hoạt động* | Hoạt động*/Hoạt động hạn chế** | Hoạt động hạn chế** | Ngừng hoạt động/Hoạt động hạn chế** |
6. Hoạt động cơ quan, công sở Có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19. * Giảm số lượng người làm việc, tăng cường làm việc trực tuyến. | Hoạt động | Hoạt động | Hoạt động hạn chế* | Hoạt động hạn chế* |
7. Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự * Có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ. ** Ủy ban nhân dân tỉnh quy định số lượng người tham gia. | Hoạt động* | Hoạt động*/Hoạt động hạn chế** | Hoạt động hạn chế** | Ngừng hoạt động |
8. Hoạt động nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, tham quan du lịch; biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao |
| |||
8.1. Cơ sở, địa điểm nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, điểm tham quan du lịch Có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. * Giảm công suất, số lượng người tham gia. | Hoạt động | Hoạt động | Hoạt động hạn chế* | Ngừng hoạt động/Hoạt động hạn chế* |
8.2. Bảo tàng, triển lãm, thư viện, rạp chiếu phim, cơ sở, địa điểm biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao,... Theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về hoạt động của các cơ sở, địa điểm đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19. * Cơ sở có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 (bao gồm việc tự tổ chức xét nghiệm cho nhân viên, người lao động, điều kiện đối với người thăm quan, khán thính giả và phương án xử lý khi có ca mắc mới). ** Giảm công suất, số lượng người tham gia. | Hoạt động* | Hoạt động hạn chế** | Hoạt động hạn chế** | Ngừng hoạt động |
9. Ứng dụng công nghệ thông tin |
|
|
|
|
9.1. Cập nhật thông tin về tiêm chủng vắc xin, kết quả xét nghiệm COVID-19, kết quả điều trị COVID-19 | Áp dụng | Áp dụng | Áp dụng | Áp dụng |
9.2. Quản lý thông tin người vào/ra địa điểm công cộng, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, các địa điểm sản xuất, kinh doanh, sự kiện đông người bằng mã QR. | Áp dụng | Áp dụng | Áp dụng | Áp dụng |
Biện pháp | Cấp 1 | Cấp 2 | Cấp 3 | Cấp 4 |
1. Tuân thủ 5K | Áp dụng | Áp dụng | Áp dụng | Áp dụng |
2. Ứng dụng công nghệ thông tin Sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định để khai báo y tế, đăng ký tiêm chủng vắc xin, khám chữa bệnh (nếu có điện thoại thông minh). Sử dụng mã QR theo quy định của chính quyền và cơ quan y tế. | Áp dụng | Áp dụng | Áp dụng | Áp dụng |
3. Đi lại của người dân đến từ các địa bàn có cấp độ dịch khác nhau * Tuân thủ điều kiện về tiêm chủng, xét nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế. ** Tuân thủ các điều kiện về tiêm chủng, xét nghiệm, cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Trường hợp Bộ Y tế hướng dẫn cách ly tại nhà nhưng địa phương có địa điểm cách ly tập trung đảm bảo an toàn và được cá nhân người thuộc diện cách ly đồng ý thì có thể tổ chức cách ly tập trung thay vì cách ly tại nhà. Căn cứ năng lực đáp ứng và tình hình dịch bệnh từng thời điểm, UBND tỉnh sẽ quy định cụ thể việc đi lại của người dân giữa các địa phương có cấp độ dịch khác nhau | Không hạn chế | Không hạn chế | Không hạn chế, có điều kiện* | Hạn chế** |
4. Điều trị tại nhà đối với người nhiễm COVID-19 * Theo hướng dẫn của Bộ Y tế và quyết định của chính quyền địa phương phù hợp với điều kiện thu dung, điều trị tại địa phương và điều kiện ăn ở, sinh hoạt, nguyện vọng của người nhiễm COVID-19. | Áp dụng* | Áp dụng* | Áp dụng* | Áp dụng* |
- Tháng 10 đến tháng 12 năm 2021:
+ Đối với tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp: mỗi biện pháp áp dụng nới dần từ 50% - 70% - 100% theo tỷ lệ bao phủ tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại tỉnh.
+ Đối với cá nhân: Áp dụng các biện pháp phòng chống dịch theo quy định tại Nghị quyết 100%.
- Năm 2022 trở đi: Tổ chức, cá nhân áp dụng áp dụng 100% các biện pháp phòng chống dịch theo quy định tại Nghị quyết.
- Tham mưu để điều chỉnh các tiêu chí phân loại và điều chỉnh cấp độ dịch phù hợp với diễn biến tình hình dịch, độ bao phủ vắc xin, điều kiện thực tế và thực tiễn triển khai trên địa bàn tỉnh.- Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh đảm bảo an toàn, khoa học, hiệu quả; xây dựng lộ trình tiêm vắc xin cho trẻ em theo hướng dẫn.
- Hướng dẫn việc xác định cấp độ dịch và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tương ứng. Cập nhật, công bố, cấp độ dịch tại các địa bàn và vùng cách ly y tế (phong tỏa) trên địa bàn tỉnh và các biện pháp áp dụng tương ứng trên cổng thông tin điện tử của địa phương, báo cáo Bộ Y tế theo quy định.
- Chỉ đạo thực hiện việc giám sát, phát hiện, thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 và hướng dẫn công tác phòng chống dịch bệnh tại các địa phương, đơn vị. Bố trí nhân lực và trang thiết bị phù hợp để điều trị tích cực cho người dân theo hướng dẫn, quy định của Bộ Y tế về chăm sóc, điều trị những người bị nhiễm bệnh (F0).
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh sẵn sàng huy động nhân lực, phương tiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị vật tư y tế,... hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch trong tình huống khẩn cấp. Tham mưu thành lập cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
- Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố, Ban Quản lý các khu công nghiệp xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện việc thiết lập Trạm y tế lưu động và tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Theo chức năng, nhiệm vụ chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tăng cường công tác bảo đảm an ninh trật tự, an ninh xã hội và an ninh mạng, nhất là tại cơ sở và các địa bàn, khu vực cách ly y tế.
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan bố trí lực lượng, tổ chức thực hiện, tham gia phòng, chống dịch COVID-19, đảm bảo an sinh xã hội.
- Xử lý nghiêm các tổ chức, lợi dụng tình hình dịch bệnh để hoạt động phạm tội hoặc xuyên tạc, kích động, chống phá các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.
- Phối hợp với ngành Y tế thực hiện công tác truy vết F1, F2; phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý khu kinh tế và UBND các huyện, thị xã, thành phố bảo đảm an ninh trật tự tại các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Tổ chức thực hiện nghiêm các quy định tại Quyết định số 878/QĐ- BYT về việc ban hành “Hướng dẫn cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung phòng, chống dịch COVID-19”, hạn chế tối đa việc lây nhiễm chéo trong khu cách ly tập trung do Quân sự quản lý.
- Phối hợp ngành Y tế thực hiện quản lý người cách ly tập trung tại các cơ sở cách ly trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai các hoạt động phòng, chống dịch trong đơn vị quân đội; hỗ trợ lực lượng kiểm tra, kiểm soát tại các chốt trên địa bàn tỉnh; sẵn sàng tham gia hỗ trợ các địa phương khi có yêu cầu.
- Hướng dẫn, xây dựng kế hoạch về hoạt động vận tải hành khách công cộng, đường thủy nội địa, hàng hải đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 và lưu thông, vận chuyển hàng hóa nội địa hoặc liên tỉnh đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19.
- Có kế hoạch quản lý hoạt động vận tải trên địa bàn đảm bảo an toàn phòng chống dịch, nhất là trên các tuyến giao thông cửa ngõ, huyết mạch, bến xe, các nhà xe, khu vực trạm dừng chân, bến bãi tập kết, vận chuyển hàng hóa.
- Xây dựng kế hoạch đảm bảo phương tiện sẵn sàng đón công dân của tỉnh đang sinh sống tại các tỉnh, thành phố khác có nguyện vọng về quê.
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí, cân đối, phân bổ ngân sách trong phòng chống dịch COVID-19. Hướng dẫn các địa phương, đơn vị đẩy nhanh giải ngân kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động phòng, chống dịch theo quy định.
6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ.
Phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh quyết định hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Đảm bảo công tác hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19 được thực hiện theo đúng đối tượng.
Tổ chức thực hiện tốt các chính sách trợ cấp thường xuyên, đột xuất cho người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội.
Phối hợp Ban Quản lý khu công nghiệp tỉnh, các sở ngành và địa phương tiếp tục chủ động nắm tình hình, kịp thời tham mưu, đề xuất, thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ, tạo điều kiện để doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, sản xuất theo quan điểm “xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất an toàn, có tổ chức, an toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”.
Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, giám sát chặt chẽ, đôn đốc, nhắc nhở việc chấp hành các quy định, giải pháp, biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong sản xuất, thực hiện đúng kế hoạch sản xuất an toàn đã được chấp thuận; xử phạt nghiêm, yêu cầu tạm dừng ngay hoạt động đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm, không tuân thủ đúng quy định, kế hoạch tổ chức sản xuất đã được chấp thuận; thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi tăng giá hàng hóa bất hợp lý.
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, các huyện, thành phố xây dựng Kế hoạch tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đảm bảo phòng, chống dịch trong tình hình mới.
- Hướng dẫn phòng, chống COVID-19 trong hoạt động giáo dục, đào tạo; tiếp tục thực hiện các giải pháp đảm bảo thực hiện năm học 2021-2022 an toàn, hiệu quả, phù hợp tình hình dịch bệnh.
- Chủ động phối hợp các địa phương, đơn vị trong việc huy động các cơ sở để làm khu cách ly tập trung, thực hiện tiếp nhận lại các cơ sở trường học đã được sử dụng làm khu cách ly tập trung; Lưu ý phải thực hiện chặt chẽ việc tiêu độc, khử khuẩn, vệ sinh,… bảo đảm an toàn cho học sinh và giáo viên.
- Phối hợp ngành Y tế xây dựng lộ trình tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em đủ điều kiện tiêm trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để người dân, phụ huynh, học sinh nắm rõ, hiểu chắc, không hoang mang trước tình hình dịch bệnh COVID-19 và phối hợp thực hiện tốt theo kế hoạch tổ chức dạy và học của tỉnh.
10. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp Sở Y tế cập nhật cấp độ dịch, vùng cách ly y tế (phong tỏa) trên cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan chỉ đạo các cơ quan báo chí và hệ thống thông tin cơ sở chủ động, kịp thời cung cấp thông tin, phổ biến kiến thức về phòng, chống dịch COVID-19
- Tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức cho người dân, cung cấp thông tin trung thực về tình hình dịch bệnh của tỉnh; hướng dẫn các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và nâng cao nhận thức của người dân trong tình hình mới.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, dữ liệu quá nhân công dân.
- Phối hợp Công an tỉnh thường xuyên rà soát trên không gian mạng, phát hiện xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng đưa thông tin sai sự thật ảnh hưởng công tác phòng chống dịch.
11. Ban Quản lý khu công nghiệp
Chỉ đạo các cơ quan, doanh nghiệp, xí nghiệp trong các khu công nghiệp, phối hợp UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các doanh nghiệp tại địa phương tiếp tục thực hiện đánh giá nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định số 2194/QĐ-BYT. Đảm bảo hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, xí nghiệp trong tình hình mới.
Phối hợp tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, xử lý các trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch trong hoạt động sản xuất trong các khu, cụm công nghiệp.
12. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 với lộ trình cụ thể, khả thi, bảo đảm kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Tổ chức thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với diễn biến dịch bệnh tại địa phương.
Quyết định các biện pháp y tế trên địa bàn quản lý theo từng cấp độ dịch phù hợp tình hình thực tế của địa phương, đánh giá nguy cơ và hướng dẫn của UBND tỉnh, Sở Y tế.
- Cập nhật các thông tin, dữ liệu phục vụ việc xác định cấp độ dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Căn cứ tình hình dịch trên địa bàn thực hiện công bố mức độ dịch và các biện pháp áp dụng tương ứng và công khai thông tin trên trang thông tin điện tử của địa phương. Báo cáo tiêu chí phân loại, điều chỉnh cấp độ dịch của địa phương về UBND tỉnh.
- Thực hiện các hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh, Sở Y tế đối với việc xét nghiệm, cách ly, theo dõi y tế người đến từ vùng dịch, từ các địa phương khác; người nhập cảnh (bao gồm trẻ em chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin); người hoàn thành cách ly tập trung được di chuyển thuận lợi về nơi cư trú/lưu trú, làm việc để phục vụ khôi phục và phát triển sản xuất.
- Tăng cường công tác đôn đốc, kiểm tra đến cấp cơ sở, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đáp ứng nhanh khi tình hình dịch bệnh thay đổi.
- Theo dõi, quản lý và thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đối với công nhân của công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tạm dừng hoạt động khi trở về địa phương theo đúng quy định.
- Điều động, huy động cán bộ các phòng, ban, đoàn thể tham gia kiểm soát chặt tại các khu phong tỏa, không để dịch bệnh trong khu vực phong tỏa lây ra cộng đồng.
- Phối hợp ngành y tế và các ngành có liên quan thực hiện tốt công tác cách ly phòng, chống dịch; tiếp nhận người của địa phương ở ngoài tỉnh về khi hết thời hạn cách ly tập trung trên địa bàn tỉnh để tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tăng cường quản lý, giám sát các trường hợp cách ly tại nơi cư trú. Chấn chỉnh, phát huy hiệu quả hoạt động của các Tổ COVID cộng đồng trên địa bàn.
- Chỉ đạo Ban Chỉ đạo cấp xã quản lý chặt chẽ hộ nhân khẩu, tình hình di biến động của người dân trên địa bàn, tiếp nhận thông tin khai báo y tế, giao nhiệm vụ Tổ COVID cộng đồng thực hiện quản lý, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 của người dân trên địa bàn. Tăng cường quản lý người và phương tiện vận tải ngoài tỉnh đến địa bàn; tổng rà soát, lập danh sách, quản lý tất cả phương tiện, người làm nghề lái xe, phụ xe vận tải trên địa bàn quản lý, có kế hoạch bố trí nơi cách ly ăn, nghỉ ở khu vực riêng cho người điều khiển và người cùng đi trên phương tiện trong thời gian chờ bốc dỡ hàng hóa hoặc chờ đi chuyến kế tiếp.
- Chủ động sử dụng vật lực, tài lực tại chỗ để trang bị cho lực lượng tham gia phòng, chống dịch thuộc thẩm quyền, đảm bảo an toàn cho lực lượng, thực hiện đầy đủ các chính sách đặc thù để hỗ trợ kịp thời cho lực lượng tham gia phòng, chống dịch.
- Phối hợp các sở, ban, ngành tỉnh thực hiện tốt công tác an sinh xã hội cho người dân trên địa bàn.
Theo chức năng, nhiệm vụ của ngành triển khai thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh theo tình hình diễn biến của dịch bệnh.
14. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh: Tiếp tục phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, nâng cao nhận chức cho người dân; vận động người dân trung thực, kịp thời khai báo y tế đối với những người từ vùng có dịch trở về địa phương; nắm bắt chặt chẽ tình hình ở cơ sở, kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm trong phòng, chống dịch Covid-19.
Trên đây là Kế hoạch thích ứng an toàn, đáp ứng với dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Nam Định. Căn cứ Kế hoạch này, các sở, ban, ngành, tỉnh và UBND các huyện, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Tùy theo tình hình diễn biến của dịch COVID-19, UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp thực tế./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Công văn 3899/UBND-VX năm 2021 về tăng cường quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và thực hiện biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 2 Phương án 263/PA-UBND năm 2021 về đáp ứng thu dung điều trị "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 3 Quyết định 3779/QĐ-UBND năm 2021 quy định tạm thời về các biện pháp “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng