- 1 Nghị định 64/2010/NĐ-CP về quản lý cây xanh đô thị
- 2 Quyết định 4961/QĐ-BNN-TCLN năm 2014 về Danh mục các loài cây chủ lực trồng rừng sản xuất và Danh mục các loài cây chủ yếu trồng rừng theo các vùng sinh thái lâm nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4 Luật Lâm nghiệp 2017
- 5 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT quy định về biện pháp lâm sinh do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6 Thông tư 30/2018/TT-BNNPTNT quy định về Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7 Nghị định 27/2021/NĐ-CP về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp
- 8 Quyết định 524/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án "Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1547/KH-UBND | Quảng Bình, ngày 13 tháng 8 năm 2021 |
Thực hiện Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025”; UBND tỉnh Quảng Bình ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” theo Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình với những nội dung cụ thể như sau:
- Đến hết năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu trồng thêm được ít nhất 10,187 triệu cây xanh. Trong đó: 1,953 triệu cây xanh trồng phân tán ở các khu vực đô thị và khu vực nông thôn; 8,234 triệu cây xanh trồng tập trung trong rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và trồng mới rừng sản xuất nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và sự phát triển bền vững của đất nước, vì một “Việt Nam xanh”.
- Phát huy vai trò lãnh đạo, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng; chính quyền, đoàn thể, cơ quan, đơn vị các cấp và huy động sự tham gia vào cuộc của toàn xã hội trong việc thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” theo Quyết định số 524/QĐ-TTg.
- Giao chỉ tiêu, kế hoạch trồng rừng, trồng cây xanh phân tán trong giai đoạn 2021 - 2025 và từng năm cụ thể tới từng huyện, thành phố, thị xã để làm cơ sở tổ chức thực hiện.
- Tập trung quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành; chủ động giải quyết những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện.
- Việc tổ chức trồng rừng, trồng cây xanh phân tán phải đúng thời vụ, thực hiện thường xuyên, lâu dài; việc lựa chọn loài cây phải phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng, đem lại hiệu quả về kinh tế và môi trường, đặc biệt là các loài cây lâu năm tránh tình trạng cây trồng được một thời gian lại thay thế. Sau khi trồng, công tác chăm sóc, bảo vệ phải được đặc biệt quan tâm và gắn trách nhiệm quản lý, chăm sóc cây sau khi trồng đến từng cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân.
- Việc tổ chức thực hiện đảm bảo thiết thực, hiệu quả, không phô trương, hình thức; tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang và mọi tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng.
- Sau khi thực hiện trồng cây các địa phương tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm, biểu dương khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân điển hình làm tốt; hàng quý báo cáo kết quả triển khai thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để tổng hợp.
1. Trồng cây xanh phân tán (khu vực đô thị và khu vực nông thôn)
a) Khối lượng thực hiện: Đến hết năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu trồng thêm tối thiểu 1,953 triệu cây xanh trồng phân tán các loại, bình quân mỗi năm trồng được 0,391 triệu cây, tăng 1,45 lần mức bình quân giai đoạn 2016 - 2020 (giai đoạn 2016 - 2020 đã trồng 1,345 triệu cây).
b) Địa điểm trồng
- Khu vực đô thị: Trồng đường phố, công viên, vườn hoa, quảng trường, khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, các công trình tín ngưỡng, nhà ở và các công trình công cộng khác... theo quy định tại Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị.
- Khu vực nông thôn: Trồng trên đất vườn nhà, hành lang giao thông, ven sông, kênh mương, bờ vùng, bờ đồng, nương rẫy; khu văn hóa lịch sử, tôn giáo, khu cụm công nghiệp; kết hợp phòng hộ trong khu canh tác nông nghiệp và các mảnh đất nhỏ phân tán (có diện tích dưới 0,3 ha); các khu vực có nguy cơ sạt lở cao, đất bị suy thoái, sa mạc hóa, bãi thải khai thác khoáng sản và đất chưa sử dụng khác....
c) Yêu cầu về loài cây trồng
- Đối với loài cây xanh trồng trong đô thị, tham khảo lựa chọn trong danh mục theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9257:2012 tại Phụ lục E. Đối với loài cây trồng phân tán khu vực nông thôn, lựa chọn theo danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính ban hành kèm theo Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính và danh mục các loài cây chủ yếu trồng rừng theo các vùng sinh thái lâm nghiệp tại Quyết định số 4961/QĐ-BNN-TCLN ngày 17/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lựa chọn các loài cây trồng bóng mát kết hợp ăn quả. Ngoài ra, việc lựa chọn loài cây trồng cần xem xét đảm bảo tính phù hợp với mục đích, cảnh quan và điều kiện sinh thái gây trồng, tập quán canh tác của từng địa phương, từng khu vực cụ thể. Xác định ưu tiên lựa chọn các loại cây trồng như sau:
- Khu vực đô thị: Giáng hương, Bằng lăng, Phượng, Muồng, Lát hoa, Sưa trăng, Hoàng nam, Xà cừ, Sưa đỏ, Bàng, Bàng Đài loan, Sấu, Xoài, Trám, cây Hoa ban, Sao đen...
- Khu vực nông thôn: Keo các loại, Bạch đàn lai (mô, hom), Sao đen, cây Hoa ban, Sưa đỏ, Giáng hương, Lim xanh, Sấu, Bằng lăng, Lát hoa, Trám đen, các loại cây ăn quả lâu năm như Mít, Nhãn (ghép), Vải, Xoài (ghép), Hồng dòn, Bưởi, Vú sữa...
Các loài cây khuyến khích trồng, hạn chế trồng, không trồng mới trong đô thị theo Phụ lục I kèm Kế hoạch.
a) Khối lượng thực hiện: Đến hết năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu trồng thêm được ít nhất 3.601,0 ha rừng tập trung tương đương với 8,234 triệu cây xanh (không tính diện tích trồng rừng thay thế và trồng lại rừng sản xuất sau khai thác gỗ). Trong đó:
- Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng: 1.551 ha, mật độ 2.000 cây/ha, tương ứng với 3,102 triệu cây xanh các loại.
- Trồng mới rừng sản xuất: 2.051 ha, mật độ trồng bình quân 2.500 cây/ha, tương đương với 5,132 triệu cây xanh các loại.
b) Địa điểm trồng
Thực hiện trồng rừng tập trung trên đất quy hoạch lâm nghiệp. Về đối tượng, biện pháp trồng thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 9, Điều 10 và Điều 11 Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về các biện pháp lâm sinh. Căn cứ vào tình hình thực tế, đối với trồng rừng phòng hộ cần ưu tiên trồng rừng phòng hộ đầu nguồn và trồng rừng phòng hộ vùng ven biển; đối với trồng mới rừng sản xuất cần hướng tới mục tiêu trồng rừng gỗ lớn nhằm từng bước nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích rừng trồng.
c) Yêu cầu về loài cây trồng
Lựa chọn theo danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính ban hành kèm theo Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT và danh mục các loài cây chủ yếu trồng rừng theo các vùng sinh thái lâm nghiệp tại Quyết định số 4961/QĐ-BNN-TCLN. Căn cứ vào tình hình thực tế của từng địa phương, cần chú ý:
- Đối với trồng rừng đặc dụng: Chỉ trồng các loài cây bản địa có phân bố trong hệ sinh thái của rừng đặc dụng đó. Trong đó, xác định một số loài chủ yếu: Lim xanh, Lát hoa, Giổi, Vàng tâm...
- Đối với trồng rừng phòng hộ: Trồng rừng bằng loài cây có bộ rễ sâu bám chắc, ưu tiên cây bản địa là cây trồng chính và có thể kết hợp trồng cây phù trợ, sinh trưởng trong điều kiện khắc nghiệt và có khả năng chống chịu tốt. Trong đó xác định một số loài chủ yếu: Lim xanh, Vàng tâm, Sưa đỏ, Gáo vàng, Lát hoa, Huỷnh, Giẻ, Thông nhựa, Bần chua, Phi lao...
- Đối với trồng rừng sản xuất: Tập trung các loài cây có năng suất, chất lượng cao, khuyến khích sử dụng các giống cây sản xuất bằng mô, hom; kết hợp trồng cây gỗ nhỏ mọc nhanh và cây gỗ lớn dài ngày ở những nơi có điều kiện thích hợp. Trong đó xác định một số loài chủ yếu: Keo Tai tượng nhập nội từ Úc, Keo lai, Mỡ, Trám, Thông nhựa, Thông caribe, Giổi...
Bảng 1: Tiến độ trồng cây xanh giai đoạn 2021 - 2025
Năm | Tổng cộng (1.000 cây) | Trồng cây xanh phân tán (1.000 cây) | Trồng cây xanh tập trung | |
Cây xanh tương ứng (1.000 cây) | Diện tích (ha) | |||
2021 | 1.981 | 359 | 1.621 | 723 |
2022 | 2.349 | 405 | 1.944 | 858 |
2023 | 2.155 | 392 | 1.763 | 764 |
2024 | 1.855 | 402 | 1.453 | 629 |
2025 | 1.848 | 395 | 1.453 | 630 |
Tổng: | 10.187 | 1.953 | 8.234 | 3.604 |
Tiến độ thực hiện các hạng mục của các địa phương theo Phụ lục II đính kèm.
4. Chuẩn bị cây giống và tiêu chuẩn cây đem trồng
a) Chuẩn bị cây giống
Trên cơ sở các vườn ươm sản xuất giống hiện có, chú trọng công tác đầu tư nâng cấp, mở rộng quy mô, năng lực sản xuất, chất lượng vườn ươm; khuyến khích và tạo điều kiện để các công ty lâm nghiệp, các doanh nghiệp đầu tư sản xuất giống lâm nghiệp bằng phương pháp nuôi cấy mô.
b) Tiêu chuẩn cây đem trồng
- Đối với các loài cây sử dụng vào trồng rừng tập trung, cây xanh trồng phân tán ở khu vực nông thôn thực hiện theo quy định tại Nghị định 27/2021/NĐ-CP ngày 25/3/2021 của Chính phủ quy định về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.
- Đối với các loài cây xanh trồng phân tán ở khu vực đô thị khác: Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng loại hình đô thị, đồng thời áp dụng các quy định tại Nghị định số 64/2010/NĐ-CP để có phương án lựa chọn tiêu chuẩn cây trồng phù hợp trong danh mục theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9257:2012 tại Phụ lục E, vừa đảm bảo mỹ quan đô thị vừa đảm bảo an toàn trong quá trình quản lý và sử dụng.
IV. KHÁI TOÁN KINH PHÍ VÀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC
1. Dự kiến kinh phí thực hiện
Dự kiến tổng kinh phí để thực hiện Kế hoạch là 204.463 triệu đồng. Trong đó:
- Kinh phí trồng cây xanh phân tán: 29.295 triệu đồng.
- Kinh phí trồng cây xanh tập trung: 175.168 triệu đồng, gồm:
Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng: 93.060 triệu đồng.
Trồng mới rừng sản xuất: 82.108 triệu đồng.
Dự kiến kinh phí thực hiện theo hạng mục và tiến độ theo Phụ lục III đính kèm.
2. Huy động nguồn lực thực hiện
Trên cơ sở kế hoạch thực hiện hàng năm, UBND tỉnh cân đối bố trí ngân sách để hỗ trợ các địa phương, đơn vị liên quan triển khai thực hiện. Đồng thời, các địa phương căn cứ khối lượng được phân công thực hiện hàng năm, huy động các nguồn vốn hợp pháp để triển khai thực hiện, trong đó cần tập trung:
- Tăng cường huy động vốn từ xã hội hóa, vốn đóng góp hợp pháp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
- Kết hợp lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư công theo quy định của pháp luật như Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025; các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, dự án Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển (FMCR); các chương trình, dự án phát triển hạ tầng đô thị, xây dựng khu công nghiệp, công sở, làm đường giao thông có hạng mục trồng cây xanh được các ngành, địa phương triển khai thực hiện; các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác...
- Trong đó, dự kiến huy động các nguồn lực cụ thể như sau:
Kinh phí từ Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 khoảng: 35,00 tỷ đồng (chiếm 17,12 %);
Ngân sách tỉnh dự kiến 5,00 tỷ đồng (chiếm 2,44%);
Kinh phí từ nguồn thu từ trồng rừng thay thế (sau khi đã trồng đủ diện tích trồng rừng thay thế theo quy định tại Điều 21 - Luật Lâm nghiệp) và nguồn thu dịch vụ môi trường rừng chưa xác định được đối tượng thụ hưởng khoảng: 15 tỷ đồng (chiếm 7,34 %);
Kinh phí từ Dự án hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển (kinh phí trồng mới rừng phòng hộ và trồng cây phân tán) khoảng: 40 tỷ đồng (chiếm 19,56 %);
Nguồn kinh phí còn lại khoảng 109.463 tỷ đồng (chiếm 53,54 %) dự kiến được huy động từ nguồn xã hội hóa, vốn đóng góp hợp pháp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Là cơ quan đầu mối, phối hợp các đơn vị có liên quan đôn đốc, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra và triển khai thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và các đơn vị có liên quan tổ chức rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong đó xác định quỹ đất trồng rừng phòng hộ, đặc dụng, đất trồng mới rừng sản xuất; đất quy hoạch trồng cây xanh đô thị, đất phát triển trồng cây xanh phân tán vùng nông thôn... làm cơ sở xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án trồng rừng, trồng cây xanh phân tán hàng năm và cả giai đoạn 2021 - 2025. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng liên quan trên địa bàn.
- Tiếp tục duy trì và thực hiện có hiệu quả phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” hàng năm; tuyên truyền, giáo dục pháp luật, tập huấn kỹ thuật; nghiên cứu lựa chọn giống cây trồng lâm nghiệp có năng suất cao, chất lượng tốt; hỗ trợ kỹ thuật gieo, ươm, trồng, chăm sóc và bảo vệ cây trồng; hỗ trợ cây giống và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch này.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo, hướng dẫn về công tác quản lý và phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 64/2010/NĐ-CP. Tham mưu UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh.
- Trên cơ sở báo cáo định kỳ hàng năm của chính quyền địa phương, tổng hợp cơ sở dữ liệu về cây xanh đô thị; hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng theo quy định, đồng thời gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn biết và theo dõi.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan tổng hợp nhu cầu sử dụng đất cho các dự án trồng cây xanh vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tiếp cận đất đai phục vụ tham gia phát triển cây xanh trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện tốt công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo thẩm quyền cho các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhằm khuyến khích việc trồng cây, trồng rừng.
4. Sở Tài chính căn cứ khả năng cân đối của ngân sách tỉnh, hằng năm, chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí chi thường xuyên để thực hiện kế hoạch trồng cây phân tán theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí từ nguồn đầu tư phát triển thuộc Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 để trồng rừng, trồng cây xanh.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, xác định đoạn đường và các tuyến đường đủ điều kiện và đảm bảo đúng các quy định để trồng cây xanh phân tán trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh lộ. Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch trồng cây xanh phân tán trên các tuyến đường giao thông do Sở quản lý, hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp tham mưu báo cáo UBND tỉnh.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện trồng, chăm sóc quản lý bảo vệ cây trồng khu vực hành lang các tuyến giao thông.
- Sở Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào học sinh, sinh viên tham gia trồng cây xanh trong khuôn viên trường học trong dịp đầu xuân, nhân dịp khai giảng năm học mới... Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ cây trồng tại các trường học trên địa bàn tỉnh.
- Sở Y tế hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện trồng, chăm sóc quản lý bảo vệ cây trồng tại các bệnh viện, cơ sở y tế.
- Sở Văn hóa và Thể thao hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện trồng, chăm sóc quản lý, bảo vệ cây trồng tại các trung tâm văn hóa thể thao và các di tích lịch sử văn hóa danh lam thắng cảnh.
- Sở Du lịch hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện trồng, chăm sóc quản lý bảo vệ cây trồng tại các điểm du lịch trên địa bàn.
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh xây dựng Kế hoạch, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện trồng, chăm sóc quản lý bảo vệ cây trồng trên diện tích đất được giao quản lý. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đóng quân ở các địa phương cử lực lượng tham gia thực hiện Kế hoạch trồng cây xanh tại địa phương đó.
- Công an tỉnh hướng dẫn kiểm tra, giám sát việc thực hiện trồng, chăm sóc quản lý bảo vệ cây xanh tại trụ sở Công an tỉnh và tại các đơn vị cơ sở. Tham gia thực hiện Kế hoạch trồng cây xanh trên địa bàn toàn tỉnh.
- Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh phối hợp với các ngành, các cấp liên quan đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc trồng cây xanh trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã đến các tổ chức và người dân bằng nhiều hình thức đa dạng; góp phần duy trì và phát triển phong trào trồng cây xanh tạo thành một nét đẹp truyền thống.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh tiếp tục chỉ đạo, đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động triển khai các hoạt động tuyên truyền, hưởng ứng phong trào trồng cây, trồng rừng. Mỗi tổ chức Hội đóng vai trò là đầu mối trong quá trình tổ chức phát động, triển khai thực hiện các phong trào trồng cây, trồng rừng đến các cấp Hội cơ sở và hội viên.
10. Các tổ chức quản lý, sử dụng công trình chuyên ngành (điện, nước, hạ tầng viễn thông)
Trong quá trình thi công, sửa chữa, xử lý kỹ thuật công trình chuyên ngành, có trách nhiệm thông báo, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức được phân cấp quản lý và đơn vị đang thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh để đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật và sự an toàn về cây xanh trước khi triển khai xây dựng, sửa chữa công trình.
11. UBND các huyện, thành phố, thị xã
- Tổ chức rà soát quy hoạch sử dụng đất, trong đó xác định quỹ đất trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đất trồng mới rừng sản xuất; đất quy hoạch trồng cây xanh đô thị, đất phát triển trồng cây xanh phân tán vùng nông thôn; xây dựng kế hoạch trồng rừng, trồng cây xanh phân tán hàng năm và cả giai đoạn 2021 - 2025 đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu Kế hoạch được UBND tỉnh giao. Giao chỉ tiêu kế hoạch trồng cây hàng năm cho các xã, phường, thị trấn, các cơ quan, đơn vị và từng khu dân cư. Đảm bảo diện tích đất đai thuộc các đối tượng trồng cây xanh phải có chủ quản lý cụ thể, rõ ràng. Tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang và mọi tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng.
- Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” kết hợp đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua như khác để kêu gọi, vận động toàn dân tham gia trồng cây, trồng rừng, tạo nên phong trào thường xuyên, liên tục.
- Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan tổng hợp nhu cầu sử dụng đất cho các dự án trồng cây xanh vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
- Đẩy mạnh công tác giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện theo quy định tạo hành lang pháp lý nhằm khuyến khích việc trồng cây, trồng rừng.
- Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị chuyên môn trên địa bàn xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án trồng rừng, trồng cây xanh phân tán hàng năm và cả giai đoạn 2021 - 2025.
- Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, phân công trách nhiệm cho các địa phương, tổ chức, đoàn thể trong quá trình trồng, chăm sóc, bảo vệ, quản lý rừng và cây xanh phân tán.
- Huy động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia ủng hộ kinh phí, cây giống góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch trồng cây xanh phân tán, trồng rừng tại địa phương.
- Thực hiện chế độ báo cáo tháng vào ngày 18 hàng tháng, báo cáo quý vào ngày 18 của tháng cuối quý và báo cáo năm thực hiện vào ngày 18 tháng 12 hàng năm. Báo cáo gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qua Chi cục Kiểm lâm đồng thời gửi file mềm về địa chỉ Email:
hanhchinhth@gmail.com để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
- Hàng năm tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc, biểu dương khen thưởng, nhân rộng điển hình những tổ chức, cá nhân làm tốt; đồng thời, xử lý nghiêm các hành vi phá rừng, cây xanh. Chỉ đạo lập hồ sơ theo dõi, quản lý số lượng cây đã trồng và tổng kết
đánh giá kết quả thực hiện hàng năm báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện có hiệu quả./.
(Kế hoạch này thay thế Kế hoạch số 258/KH-UBND ngày 26/02/2021 của UBND tỉnh về kế hoạch trồng mới 5 triệu cây xanh giai đoạn 2021 - 2025).
| KT. CHỦ TỊCH |
CÁC LOÀI CÂY KHUYẾN KHÍCH TRỒNG, HẠN CHẾ TRỒNG, KHÔNG TRỒNG MỚI TRONG ĐÔ THỊ
(Kèm theo Kế hoạch số 1547/KH-UBND ngày 13/8/2021 của UBND tỉnh)
STT | Tên cây | Tên khoa học | Ghi chú |
A | Cây khuyến khích trồng trong đô thị | ||
1 | Sang | Sterculia lanceolata |
|
2 | Giáng hương | Pterocarpus pedatus pierre |
|
3 | Đa búp đỏ | Ficus elastica roxb | Trồng công viên |
4 | Đề | Ficus religiosa linn | Trồng công viên |
5 | Đa lông | Ficus pilosa rein | Trồng công viên |
6 | Lộc vừng | Barringtoria racemosa roxb |
|
7 | Móng bò tím | Banhinia purpureaes l. |
|
8 | Ngọc lan | Michelia alba de |
|
9 | Nhội | Bischofia trifolia hook f. |
|
10 | Sala | Couroupita surinamensis | Trồng công viên |
11 | Si | Ficus benjamina linn | Trồng công viên |
12 | Sanh | Ficus indiaca linn | Trồng công viên |
13 | Vàng anh | Saraca dives pierre |
|
14 | Bằng lăng (các loại) | Lagerstroemia flosreginae retz |
|
15 | Gõ dầu | Copaifera officinalis |
|
16 | Xoài | Azadirachta indica |
|
17 | Nhạc ngựa | Swietenia macrophylla |
|
18 | Kèn hồng | Tabebuia rosea |
|
19 | Lát hoa | Chukrasia tabularis |
|
20 | Dừa | Cocos nucifera L. |
|
21 | Bàng (các loại) | Terminalia catappa L. |
|
22 | Huê đỏ | Dalbergia tonkinensis |
|
23 | Dương | Casuarina equisetifolia |
|
24 | Sò đo cam (hồng kỳ) | Spathodea companulata |
|
25 | Hoàng lan | Michelia champaca linn |
|
26 | Sấu (các loại) | Dracontomelum duperreanum |
|
27 | Chuông vàng | Tabebuia aurea |
|
28 | Xà cừ (sọ khỉ) | Khaya senegalensis | Trồng công viên |
29 | Phượng vỹ | Delonix regia |
|
B | Cây hạn chế trồng trong đô thị | ||
1 | Bạch đàn (các loại) | Eucalyptus spp |
|
2 | Chiêu liêu (các loại) | Terminalia tomentosa wight |
|
3 | Keo lá tràm (các loại) | Acacia auriculaeformis A. Cunn. Ex. Benth. |
|
4 | Long não | Cinnamomum camphora |
|
5 | Hoa sữa | Alstonia scholaris (L.) R. Br. |
|
6 | Trắc bách diệp | Biota orientalis L |
|
7 | Trứng cá | Muntingia calabura L. |
|
8 | Viết | Mimusops elengi |
|
9 | Liễu | Salyx babylonica linn |
|
10 | Sến | Bassia pasquieri h.lec |
|
11 | Dầu rái | Dipterocarpus alatus |
|
12 | Bò cạp nước (cây Hoàng hậu) | Cassia fistula |
|
13 | Sao đen | Hopea odorata |
|
14 | Lim xẹt (lim vàng) | Peltophorum tonkinensis a.chev |
|
15 | Cau bụng | Roystonea regia |
|
C | Cây không trồng mới trong đô thị | ||
1 | Sung | Ficus spp. |
|
2 | Đủng đỉnh | Caryota mitis Lour. |
|
3 | Điệp phèo heo | Enterolobium cylocarpum (Jacq) Griseb. |
|
4 | Bông gòn | Ceiba pentendra (l.) Gaertn. |
|
5 | Mã tiền | Strychnos nux vomica L. |
|
6 | Me keo | Pithecellobim dulce (Roxb.) Benth. |
|
7 | Thông thiên | Thevetia peruviana (Pres.) Merr. |
|
8 | Trúc đào | Nerium oleander L. |
|
Ghi chú:
- Cây khuyến khích trồng trong đô thị là các loại cây này dễ dàng thích nghi với điều kiện sống, hiện đã được trồng nhiều trong thành phố.
- Cây hạn chế trồng trong đô thị là các loài cây hạn chế trồng tại các vị trí gồm: Đường phố, khu vực sinh hoạt công cộng (quảng trường, công viên, vườn hoa, trường học, trụ sở cơ quan) và các khu vực thuộc sở hữu công cộng.
- Cây không trồng mới trong đô thị là các loài cây không trồng mới ở các vị trí gồm: Đường phố, khu vực sinh hoạt công cộng (quảng trường, công viên, vườn hoa, trường học, trụ sở cơ quan) và các khu vực thuộc sở hữu công cộng.
KẾ HOẠCH TRỒNG CÂY XANH CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG THEO HẠNG MỤC VÀ TIẾN ĐỘ
(Kèm theo Kế hoạch số 1547/KH-UBND ngày 13/8/2021 của UBND tỉnh)
ĐVT: 1000 cây
TT | Hạng mục | Đồng Hới | Ba Đồn | Lệ Thủy | Quảng Ninh | Bố Trạch | Quảng Trạch | Tuyên Hóa | Minh Hóa | Toàn tỉnh |
Tổng | 352,2 | 719,3 | 1.085,0 | 2.251,8 | 2.120,0 | 1.523,0 | 650,0 | 1.4853 | 10.187,0 | |
I | Trồng cây xanh phân tán | 93,2 | 60,0 | 292,5 | 189,3 | 570,0 | 110,0 | 495,0 | 143,0 | 1.953,0 |
1 | Khu vực đô thị | 93,2 | 31,5 | 6,1 | 25,0 | 120,0 | 50,0 | 50,0 | 22,0 | 397,8 |
| Năm 2021 | 15,2 | 5,5 | 0,8 | 5,0 | 24,0 | 10,0 | 10,0 | 3,0 | 73,5 |
| Năm 2022 | 23,2 | 7,5 | 1,0 | 5,0 | 24,0 | 10,0 | 10,0 | 5,0 | 85,7 |
| Năm 2023 | 17,5 | 7,5 | 1,3 | 5,0 | 24,0 | 10,0 | 10,0 | 5,0 | 80,3 |
| Năm 2024 | 18,5 | 5,5 | 1,4 | 5,0 | 24,0 | 10 0 | 10,0 | 5,0 | 79,4 |
| Năm 2025 | 18,8 | 5,5 | 1,6 | 5,0 | 24,0 | 10,0 | 10,0 | 4,0 | 78,9 |
2 | Khu vực nông thôn |
| 28,5 | 286,4 | 164,3 | 450,0 | 60,0 | 445,0 | 121,0 | 1.555,2 |
| Năm 2021 |
| 4,5 | 54,4 | 35,3 | 90,0 | 12,0 | 65,0 | 24,0 | 285,2 |
| Năm 2022 |
| 7,5 | 69,7 | 35,5 | 90,0 | 12,0 | 80,0 | 25,0 | 319,7 |
| Năm 2023 |
| 7,5 | 51,7 | 35,0 | 90,0 | 12,0 | 90,0 | 25,0 | 311,2 |
| Năm 2024 |
| 4,5 | 55,6 | 35,8 | 90,0 | 12,0 | 100,0 | 25,0 | 322,9 |
| Năm 2025 |
| 4,5 | 55,1 | 22,7 | 90,0 | 12,0 | 110,0 | 22,0 | 316,2 |
II | Trồng rừng tập trung | 259,0 | 659,3 | 792,5 | 2.062,55 | 1.550,0 | 1.413,0 | 155,0 | 1.342,7 | 8.234,0 |
1 | Trồng rừng PH, đặc dụng | 134,0 | 280,0 | 690,0 | 700,0 | 300,0 | 788,0 | 30,0 | 180,0 | 3.102,0 |
| Năm 2021 | 20,0 | 120,0 | 120,0 | 120,0 | 60,0 | 200,0 | 4,0 | 100,0 | 744,0 |
| Năm 2022 | 20,0 | 400 | 100,0 | 140,0 | 60,0 | 400,0 | 6,0 | 40,0 | 806,0 |
| Năm 2023 | 44,0 | 40,0 | 140,0 | 150,0 | 60,0 | 100,0 | 8,0 | 40,0 | 582,0 |
| Năm 2024 | 30,0 | 40,0 | 120,0 | 160,0 | 60,0 | 66,0 | 4,0 |
| 480,0 |
| Năm 2025 | 20,0 | 40,0 | 210,0 | 130,0 | 60,0 | 22,0 | 8,0 |
| 490,0 |
2 | Trồng rừng sản xuất | 125,0 | 379,3 | 102,5 | 1362,5 | 1250,0 | 625.0 | 125,0 | 1.162,5 | 5.132,0 |
| Năm 2021 | 15,0 |
| 25,0 | 225,0 | 250,0 | 125,0 | 20,0 | 217,5 | 877,5 |
| Năm 2022 | 35,0 | 170,5 | 17,5 | 280,0 | 250,0 | 125,0 | 17,5 | 242,5 | 1.138.0 |
| Năm 2023 | 37,5 | 208,9 | 22,5 | 292,5 | 250,0 | 125,0 | 27,5 | 217,5 | 1.181,5 |
| Năm 2024 | 25,0 |
| 20,0 | 277,5 | 250,0 | 125,0 | 32,5 | 242,5 | 972,5 |
| Năm 2025 | 12,5 |
| 17,5 | 287,5 | 250,0 | 125,0 | 27,5 | 242,5 | 962,5 |
KHÁI TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
(Kèm theo Kế hoạch số 1547/KH-UBND ngày 13/8/2021 của UBND tỉnh)
1. Khái toán kinh phí theo hạng mục
TT | Hạng mục | Diện tích (ha) | Kinh phí (triệu đồng) |
Toàn tỉnh | 5.556,7 | 204.463,0 | |
I | Trồng cây xanh phân tán | 1.953,0 | 29.295,0 |
1 | Khu vực đô thị | 397,8 | 5.967,0 |
| Năm 2021 | 73,5 | 1.102,5 |
| Năm 2022 | 85,7 | 1.285,5 |
| Năm 2023 | 80,3 | 1.204,5 |
| Năm 2024 | 79,4 | 1.191,0 |
| Năm 2025 | 78,9 | 1.183,5 |
2 | Khu vực nông thôn | 1.555,2 | 23.328,0 |
| Năm 2021 | 285,2 | 4.278,0 |
| Năm 2022 | 319,7 | 4.795,5 |
| Năm 2023 | 311,2 | 4.668,0 |
| Năm 2024 | 322,9 | 4.843,5 |
| Năm 2025 | 316,2 | 4.743,0 |
II | Trồng rừng tập trung | 3.603,7 | 175.168,0 |
1 | Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng | 1.551,0 | 93.060,0 |
| Năm 2021 | 372,0 | 22.320,0 |
| Năm 2022 | 403,0 | 24.180,0 |
| Năm 2023 | 291,0 | 17.460,0 |
| Năm 2024 | 240,0 | 14.400,0 |
| Năm 2025 | 245,0 | 14.700,0 |
2 | Trồng rừng sản xuất | 2.052,7 | 82.108,0 |
| Năm 2021 | 351,0 | 14.040,0 |
| Năm 2022 | 455,2 | 18.208,0 |
| Năm 2023 | 472,5 | 18.900,0 |
| Năm 2024 | 389,0 | 15.560,0 |
| Năm 2025 | 385,0 | 15.400,0 |
2. Khái toán kinh phí theo tiến độ
ĐVT: Triệu đồng
TT | Hạng mục | Năm 2021 | Năm 2022 | Năm 2023 | Năm 2024 | Năm 2025 | Giai đoạn 2021-2025 |
Toàn tỉnh | 41.740,5 | 48.469,0 | 42.232,5 | 35.994,5 | 36.026,5 | 204.463,0 | |
I | Trồng cây xanh phân tán | 5.380,5 | 6.081,0 | 5.872,5 | 6.034,5 | 5.926,5 | 29.295,0 |
1 | Khu vực đô thị | 1.102,5 | 1.285,5 | 1.204,5 | 1.191,0 | 1.183,5 | 5.967,0 |
2 | Khu vực nông thôn | 4.278,0 | 4.795,5 | 4.668,0 | 4.843,5 | 4.743,0 | 23.328,0 |
II | Trồng rừng tập trung | 36.360,0 | 42.388,0 | 36.360,0 | 29.960,0 | 30.100,0 | 175.168,0 |
1 | Trồng rừng PH đầu nguồn | 22.320,0 | 24.180,0 | 17.460,0 | 14.400,0 | 14.700,0 | 93.060,0 |
2 | Trồng rừng ngập mặn | 14.040,0 | 18.208,0 | 18.900,0 | 15.560,0 | 15.400,0 | 82.108,0 |
- 1 Kế hoạch 228/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 2 Kế hoạch 7235/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” theo Quyết định 524/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 3 Kế hoạch 183/KH-UBND năm 2021 triển khai Quyết định 524/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 4 Kế hoạch 148/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án trồng một tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2021-2025
- 5 Kế hoạch 248/KH-UBND năm 2021 thực hiện xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025
- 6 Kế hoạch 453/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025" trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 7 Kế hoạch 44/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh theo Chỉ thị 45/CT-TTg trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2021-2025
- 8 Kế hoạch 6346/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 9 Kế hoạch 168/KH-UBND năm 2021 về trồng cây nhân dân tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2022-2025
- 10 Kế hoạch 09/KH-UBND năm 2022 về trồng cây xanh giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 11 Kế hoạch 203/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng