- 1 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2 Quyết định 2259/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Công văn 1544/BYT-TCDS năm 2021 thực hiện Chương trình Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến năm 2030 do Bộ Y tế ban hành
- 4 Kế hoạch 171/KH-UBND năm 2020 về hành động thực hiện Chiến lược dân số Việt Nam giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 162/KH-UBND | Thanh Hóa, ngày 05 tháng 7 năm 2021 |
Thực hiện Quyết định số 2259/QĐ-TTg ngày 30/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến năm 2030; Công văn số 1544/BYT-TCDS ngày 11/3/2021 của Bộ Y tế triển khai thực hiện Chương trình Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến năm 2030 và Kế hoạch 171/KH-UBND ngày 13/8/2020 của UBND tỉnh về kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược dân số Việt nam giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030; UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình “Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến năm 2030”, gồm các nội dung chính sau đây:
1. Mục tiêu chung
Phát triển hệ thống thông tin số liệu về dân số theo hướng hiện đại, đồng bộ; bảo đảm cung cấp đầy đủ thông tin, dự báo tình hình dân số phục vụ công tác quản lý nhà nước về dân số; làm cơ sở xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; thực hiện mục tiêu Chiến lược Dân số đến năm 2030 của tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Thông tin số liệu trực tuyến về dân số được cập nhật, số hóa ở cấp xã đạt 90% năm 2025, đạt 100% năm 2030; cộng tác viên dân số thực hiện cập nhật thông tin số liệu trực tuyến bằng thiết bị di động thông minh đạt 90% năm 2030.
b) 100% kho dữ liệu chuyên ngành dân số các cấp được hiện đại hóa, hình thành hệ thống lưu trữ, kết nối thông tin số liệu dân số và phát triển vào năm 2025, tiếp tục duy trì và mở rộng đến năm 2030.
c) 100% cấp huyện xử lý, khai thác trực tuyến trên môi trường mạng các chỉ tiêu dân số và phát triển phục vụ chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước về dân số vào năm 2025; đến cấp xã đạt 100% năm 2030.
d) 80% ngành, lĩnh vực, địa phương sử dụng dữ liệu chuyên ngành dân số trong xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội vào năm 2025; đạt 100% năm 2030.
đ) Phát triển các ứng dụng trên thiết bị di động thông minh đáp ứng nhu cầu sử dụng dữ liệu chuyên ngành dân số của các cơ quan, tổ chức trong xã hội đạt ít nhất 5 ứng dụng năm 2025; ít nhất 10 ứng dụng năm 2030.
II. THỜI GIAN, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG
1. Thời gian: Từ năm 2021 đến năm 2030 chia làm 2 giai đoạn:
a) Giai đoạn 2021 - 2025, triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch.
b) Giai đoạn 2026 - 2030, trên cơ sở sơ kết giai đoạn 2021 - 2025, triển khai mở rộng các nhiệm vụ, giải pháp có hiệu quả, trong đó thí điểm và triển khai mô hình cộng tác viên dân số thực hiện thu thập, cập nhật thông tin dân số tại hộ gia đình trên thiết bị di động thông minh.
2. Phạm vi: Trên địa bàn toàn tỉnh.
3. Đối tượng
a) Đối tượng tác động: Cơ quan và cán bộ làm công tác dân số, y tế cấp tỉnh, huyện, xã.
b) Đối tượng thụ hưởng: Cơ quan quản lý có liên quan.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Hoàn thành đổi sổ, in mới sổ Ao giai đoạn 2021 - 2025.
2. Thí điểm, triển khai việc cập nhật thông tin số liệu chuyên ngành dân số trực tiếp vào kho dữ liệu tại cấp xã.
3. Tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật thông tin về thu thập thông tin, thống kê báo cáo cho các cán bộ dân Số-KHHGĐ tỉnh, huyện, xã.
4. Bổ sung, nâng cấp, hiện đại hóa kho dữ liệu chuyên ngành dân số cấp tỉnh, huyện và kết nối liên thông đến cấp xã.
5. Sử dụng và cung cấp thông tin: Cung cấp cho tập thể, cá nhân phục vụ nghiên cứu, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án...
6. Thí điểm và triển khai mô hình cộng tác viên dân số thực hiện thu thập, cập nhật thông tin dân số tại hộ gia đình trên thiết bị di động thông minh (10% cộng tác viên).
1. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến thông tin số liệu dân số và phát triển
Đổi mới phương thức cung cấp thông tin số liệu dân số và phát triển theo các hình thức khác nhau, chia sẻ thông tin dữ liệu chuyên ngành dân số của tỉnh thuận tiện, liên tục và theo thời gian. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, các kênh thông tin truyền thông hiện đại, trực tuyến đến cơ quan, tổ chức và mọi người dân. Làm sâu sắc hơn nữa vai trò của thông tin số liệu dân số và phát triển trong công tác chỉ đạo, điều hành để đạt các mục tiêu lồng ghép yếu tố dân số trong xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.
2. Hoàn thiện cơ chế chính sách, quy định chuyên môn, kỹ thuật
Đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế phối hợp, chia sẻ, khai thác thông tin số liệu dân số và phát triển với các cơ quan, đơn vị có liên quan; ban hành chính sách hỗ trợ việc thu thập, cập nhật thông tin số liệu đầu vào, quản trị và vận hành kho dữ liệu chuyên ngành dân số.
Rà soát các quy định về kỹ thuật, an toàn thông tin, an ninh dữ liệu, vận hành kho dữ liệu; giám sát, đánh giá, thẩm định chất lượng thông tin số liệu.
3. Nâng cao chất lượng thông tin số liệu, hiện đại hóa kho dữ liệu chuyên ngành dân số
- Đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng thu thập thông tin số liệu đầu vào của mạng lưới cộng tác viên dân số.
- Nâng cấp hệ thống kho dữ liệu chuyên ngành dân số.
- Xây dựng, triển khai giải pháp để số hóa, cập nhật thông tin số liệu trực tuyến tại cấp xã; lưu trữ, quản lý dữ liệu tập trung tại kho dữ liệu chuyên ngành dân số cấp huyện, tỉnh.
- Nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị của kho dữ liệu các cấp trên cơ sở kế thừa tối đa hạ tầng công nghệ thông tin sẵn có.
- Ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ mới, phát triển các ứng dụng khai thác dữ liệu, dự báo dân số phục vụ yêu cầu quản lý, phân tích, chia sẻ, công bố thông tin số liệu dân số.
- Triển khai các giải pháp kết nối chia sẻ với cơ sở dữ liệu của các cơ quan; hình thành cổng dữ liệu dân số; quản lý và giám sát an toàn thông tin; bảo mật các cơ sở dữ liệu theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin của các hệ thống thông tin trong phạm vi Chương trình.
4. Nâng cao năng lực cán bộ, cộng tác viên tham gia Chương trình
- Tuyển chọn, đào tạo cán bộ thống kê về dân số, nhân khẩu học, công nghệ thông tin các cấp.
- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế, dân số, cộng tác viên dân số về kiến thức và kỹ năng thu thập thông tin; xử lý, khai thác, lưu trữ số liệu dân số; quản trị, vận hành kho dữ liệu chuyên ngành dân số.
5. Huy động nguồn lực và hợp tác quốc tế
- Vận động các nguồn vốn hợp pháp từ tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, ưu tiên phát triển các báo cáo phân tích; ứng dụng khai thác dữ liệu; các giải pháp nâng cao chất lượng thông tin số liệu.
- Chủ động, tham gia đầy đủ, có trách nhiệm các diễn đàn đa phương, song phương, các tổ chức quốc tế, khu vực về thông tin, thống kê dân số. Đẩy mạnh hợp tác kỹ thuật, đào tạo, trao đổi chuyên gia, chuyển giao công nghệ; tranh thủ hỗ trợ kỹ thuật, tài chính của các tổ chức quốc tế để thực hiện nhanh, hiệu quả các mục tiêu của Chương trình.
Dự kiến nhu cầu kinh phí giai đoạn 2021 - 2030:
Giai đoạn 2021 - 2025 là: 19.570.720.000 đồng
Giai đoạn 2026 - 2030: 24.570.720 đồng
(Dự toán chi tiết kèm theo tại Phụ lục 1,2)
2. Nguồn kinh phí: Ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác.
1. Sở Y tế (Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình)
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo hiệu quả các nội dung của kế hoạch tại địa phương.
- Hằng năm lập dự toán chi tiết gửi Sở Tài chính thẩm định, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình “Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến năm 2030, tỉnh Thanh Hóa”.
- Định kỳ tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động, báo cáo Bộ Y tế và UBND tỉnh kết quả thực hiện theo quy định.
2. Sở Thông tin và Truyền thông, Cục Thống kê tỉnh
Phối hợp với Sở Y tế (Chi cục Dân số - KHHGĐ) hướng dẫn các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chuyên môn về chia sẻ, kết nối kho dữ liệu điện tử chuyên ngành dân số với cơ sở dữ liệu của các ngành liên quan.
3. Sở Tư pháp, Công An tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm Xã hội tỉnh
Phối hợp với Sở Y tế (Chi cục Dân số - KHHGĐ) chia sẻ, kết nối với kho dữ liệu điện tử chuyên ngành dân số.
4. Sở Tài chính
- Hàng năm trên cơ sở đề nghị của các đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện Kế hoạch Chương trình “Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến năm 2030 tỉnh Thanh Hóa” và khả năng cân đối ngân sách, phối hợp với các sở ngành liên quan thẩm định dự toán, báo cáo UBND tỉnh, trình HĐND tỉnh quyết nghị.
- Phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng và quyết toán nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch theo Luật ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành khác
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Y tế tham mưu tổng hợp các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm và 5 năm của tỉnh, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét theo quy định.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo các đơn vị liên quan sử dụng dữ liệu chuyên ngành dân số trong xây dựng và thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
- Cân đối bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách phân cấp cho các huyện, thị xã, thành phố để triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu theo nội dung kế hoạch phù hợp tình hình thực tế của địa phương.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này nhằm thực hiện có hiệu quả Quyết định số 2259/QĐ-TTg ngày 30/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ./.
| KT. CHỦ TỊCH |
DỰ TOÁN KINH PHÍ KẾ HOẠCH CỦNG CỐ HỆ THỐNG THÔNG TIN CHUYÊN NGÀNH DÂN SỐ
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 162/KH-UBND ngày 05 tháng 07 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
ĐVT: 1.000 đồng
TT | Hoạt động | Đơn vị tính | Định mức | Số lượng | Kinh phí | Tổng KP | ||||
2021 | 2022 | 2023 | 2024 | 2025 | ||||||
| Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
| 19.570.720 |
1 | In số A0 giai đoạn 2021 - 2025 | cuốn | 150 | 4.357 | 653.550 |
|
|
|
| 653.550 |
2 | In phiếu thu tin: 3 tờ/CTV x 12 tháng x 4.357 thôn | tờ | 0,5 | 156.852 | 78.426 | 78.426 | 78.426 | 78.426 | 78.426 | 392.130 |
3 | Duy trì đường truyền: 10 tr/kho cấp tỉnh+ 6 tr/kho cấp huyện | kho dữ liệu | 28 | 6.143 | 172.000 | 172.000 | 172.000 | 172.000 | 172.000 | 860.000 |
4 | Thu thập thông tin: 60.000 đ/tháng/người/thôn x 12 tháng | thôn | 720 | 4.357 | 3.137.040 | 3.137.040 | 3.137.040 | 3.137.040 | 3.137.040 | 15.685.200 |
5 | Thẩm định và cập nhật thông tin vào phần mềm | phiếu | 2 | 52.284 | 104.568 | 104.568 | 104.568 | 104.568 | 104.568 | 522.840 |
6 | Tập huấn CTV, CB Trạm Y tế: 559 người/5 lớp x 03 ngày/lớp | lớp | 160160 | 5 | 160.160 | 160.160 | 160.160 | 160.160 | 160.160 | 800.800 |
7 | Trang thiết bị kho dữ liệu:(15 tr/cái máy chủ/huyện + 5.6 tr/máy in/huyện = 20,6 tr/huyện x 27 huyện) + 100 tr/tỉnh | bộ | 23.436 | 28 | 656.200 |
|
|
|
| 656.200 |
DỰ TOÁN KINH PHÍ KẾ HOẠCH CỦNG CỐ HỆ THỐNG THÔNG TIN CHUYÊN NGÀNH DÂN SỐ
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 162/KH-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
ĐVT: 1.000 đồng
TT | Hoạt động | Đơn vị tính | Định mức | Số lượng | Kinh phí | Tổng KP | ||||
2026 | 2027 | 2028 | 2029 | 2030 | ||||||
| Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
| 24.570.720 |
1 | In sổ A0 giai đoạn 2026 - 2030 | cuốn | 150 | 4.357 | 653.550 |
|
|
|
| 653.550 |
2 | In phiếu thu tin: 3 tờ/CTV x 12 tháng x 4.357 thôn | tờ | 0,5 | 156.852 | 78.426 | 78.426 | 78.426 | 78.426 | 78.426 | 392.130 |
3 | Duy trì đường truyền: 10 tr/kho cấp tỉnh+ 6 tr/kho cấp huyện | kho dữ liệu | 28 | 6.143 | 172.000 | 172.000 | 172.000 | 172.000 | 172.000 | 860.000 |
4 | Thu thập thông tin: 60.000 đ/tháng/người/thôn x 12 tháng | thôn | 720 | 4.357 | 3.137.040 | 3.137.040 | 3.137.040 | 3.137.040 | 3.137.040 | 15.685.200 |
5 | Thẩm định và cập nhật thông tin vào phần mềm | phiếu | 2 | 52.284 | 104.568 | 104.568 | 104.568 | 104.568 | 104.568 | 522.840 |
6 | Tập huấn CTV, CB Trạm Y tế: 559 người/5 lớp x 03 ngày/lớp | lớp | 160160 | 5 | 160.160 | 160.160 | 160.160 | 160.160 | 160.160 | 800.800 |
7 | Trang thiết bị kho dữ liệu:(15 tr/cái máy chủ/huyện + 5.6 tr/máy in/huyện = 20,6 tr/huyện x 27 huyện) + 100 tr/tỉnh | bộ | 23.436 | 28 |
| 656.200 |
|
|
| 656.200 |
8 | Thí điểm triển khai mô hình cộng tác viên thu thập thông tin tại hộ trên thiết bị thông minh | cái | 10.000 | 500 | 5.000.000 |
|
|
|
| 5.000.000 |
- 1 Kế hoạch 2173/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 2259/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến năm 2030 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 2 Kế hoạch 4088/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành Dân số đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 3 Kế hoạch 8002/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 4 Kế hoạch 89/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành Dân số tỉnh Thái Bình đến năm 2030
- 5 Kế hoạch 218/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030
- 6 Kế hoạch 94/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến năm 2030 tỉnh Nam Định
- 7 Kế hoạch 195/KH-UBND năm 2021 về thực hiện Chương trình Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số tỉnh Ninh Bình đến năm 2030
- 8 Kế hoạch 218/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn