ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 188/KH-UBND | Bạc Liêu, ngày 06 tháng 11 năm 2023 |
Thực hiện Quyết định số 468/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 02 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt Đề án “Phát triển hệ thống đánh giá diện rộng cấp quốc gia đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng và hội nhập quốc tế của giáo dục phổ thông giai đoạn 2022-2030”.
Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Phát triển hệ thống đánh giá diện rộng cấp quốc gia đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng và hội nhập quốc tế của giáo dục phổ thông giai đoạn 2022-2030” trên địa bàn tỉnh như sau:
Tham gia Đề án “Phát triển hệ thống đánh giá diện rộng cấp quốc gia đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng và hội nhập quốc tế của giáo dục phổ thông giai đoạn 2022-2030” (gọi tắt là Đề án 468) nhằm cung cấp các thông tin khách quan, tin cậy về chất lượng giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở đề xuất các chính sách, giải pháp đổi mới các hoạt động dạy và học đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và hội nhập quốc tế.
II. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Giai đoạn 2022-2026
- Tham gia các chương trình đánh giá diện rộng cấp quốc gia (nếu được Bộ GDĐT chọn mẫu). Cụ thể:
+ 02 đợt đánh giá định kỳ quốc gia cho các khối lớp và lĩnh vực học tập được lựa chọn phù hợp với yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018;
+ 02 chu kỳ của Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA)[1];
+ 01 chu kỳ của Chương trình đánh giá quốc tế về dạy và học (TALIS)[2];
+ 01 chu kỳ của Chương trình đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học các quốc gia khu vực Đông Nam Á (SEA-PLM)[3].
- Tham gia bồi dưỡng tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ tham gia chương trình đánh giá diện rộng cấp quốc gia, cụ thể:
+ 100% các cơ sở giáo dục phổ thông được Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn mẫu tham gia đầy đủ các chương trình đánh giá diện rộng cấp quốc gia tương ứng theo mục tiêu và quy trình kỹ thuật của mỗi kỳ đánh giá theo quy định;
+ Cử 100% cán bộ cốt cán tham gia bồi dưỡng tập huấn về các nội dung liên quan đến đánh giá diện rộng cấp quốc gia theo triệu tập của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
+ 50% cán bộ làm công tác khảo thí của Sở Giáo dục và Đào tạo được bồi dưỡng tập huấn nâng cao năng lực và cấp chứng nhận về đánh giá diện rộng cấp quốc gia nhằm đáp ứng tốt yêu cầu tổ chức các kỳ đánh giá;
+ 50% cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên ở các cơ sở giáo dục phổ thông tham gia đánh giá được bồi dưỡng và cấp chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng về đánh giá diện rộng cấp quốc gia hằng năm.
2. Giai đoạn 2027-2030
- Tham gia các chương trình đánh giá diện rộng cấp quốc gia (nếu được Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn mẫu). Cụ thể:
+ 01 đợt đánh giá định kỳ quốc gia hằng năm cho các khối lớp và lĩnh vực học tập được lựa chọn phù hợp với yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018;
+ 01 chu kỳ của Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA);
+ 01 chu kỳ của Chương trình đánh giá quốc tế về dạy và học (TALIS);
+ 01 chu kỳ của Chương trình đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học các quốc gia khu vực Đông Nam Á (SEA-PLM).
- Tham gia bồi dưỡng tập huấn cho đội ngũ tham gia chương trình đánh giá diện rộng cấp quốc gia:
+ 100% các cơ sở giáo dục phổ thông được Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn mẫu tham gia đầy đủ các chương trình đánh giá diện rộng cấp quốc gia tương ứng theo mục tiêu và quy trình kỹ thuật của mỗi kỳ đánh giá theo quy định;
+ Cử 100% cán bộ cốt cán tham gia bồi dưỡng tập huấn về các nội dung liên quan đến đánh giá diện rộng cấp quốc gia theo triệu tập của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
+ 100% cán bộ làm công tác khảo thí cấp Sở được bồi dưỡng tập huấn nâng cao năng lực và cấp chứng nhận về đánh giá diện rộng cấp quốc gia nhằm đáp ứng tốt yêu cầu tổ chức các kỳ đánh giá;
+ 100% cán bộ quản lý và giáo viên ở các cơ sở giáo dục phổ thông tham gia đánh giá được bồi dưỡng và cấp chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng về đánh giá diện rộng cấp quốc gia hằng năm.
III. MÁY MÓC, THIẾT BỊ VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Chuẩn bị máy móc, thiết bị
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá diện rộng cấp quốc gia theo khoản 5, mục II, Điều 1 Quyết định 468/QĐ-BGDĐT, giao Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp Sở Tài chính trang bị máy tính phục vụ cho việc đánh giá trên máy tính. Dự kiến trang bị theo 02 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 2022-2026:
+ Sở Giáo dục và Đào tạo: 05 bộ.
+ 02 đợt đánh giá định kỳ quốc gia cho các khối lớp và lĩnh vực học tập được lựa chọn phù hợp với yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018: 100 bộ (50 bộ/đợt).
+ 02 chu kỳ của Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA): 100 bộ (50 bộ/chu kỳ).
+ 01 chu kỳ của Chương trình đánh giá quốc tế về dạy và học (TALIS): 50 bộ.
+ 01 chu kỳ của Chương trình đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học các quốc gia khu vực Đông Nam Á (SEA-PLM): 50 bộ.
- Giai đoạn 2027-2030:
+ 01 đợt đánh giá định kỳ quốc gia hằng năm cho các khối lớp và lĩnh vực học tập được lựa chọn phù hợp với yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018: 50 bộ.
+ 01 chu kỳ của Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA): 50 bộ.
+ 01 chu kỳ của Chương trình đánh giá quốc tế về dạy và học (TALIS): 50 bộ.
+ 01 chu kỳ của Chương trình đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học các quốc gia khu vực Đông Nam Á (SEA-PLM): 50 bộ.
Lưu ý: Dựa trên thực tế số lượng cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh được Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn mẫu tham gia mỗi đợt/chương trình và số lượng máy tính đã được bố trí sẵn ở các đơn vị, trường học mà bố trí máy tính phù hợp, đảm bảo số lượng, đáp ứng yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Kinh phí thực hiện
- Kinh phí tham gia Đề án 468: Nguồn ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí thực hiện theo phân cấp ngân sách.
- Huy động từ các nguồn tài trợ, đóng góp hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch, văn bản chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh triển khai Đề án 468.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các Phòng GDĐT và các trường học xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 468 phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị.
- Tham gia tổ chức các kỳ đánh giá diện rộng cấp quốc gia khi được Bộ GDĐT chọn mẫu, bảo đảm mục tiêu, yêu cầu, quy trình, minh bạch và khách quan.
- Từ báo cáo tổng hợp quốc gia ở mỗi giai đoạn, tổ chức triển khai rút kinh nghiệm, góp phần đổi mới các hoạt động dạy học và giáo dục nhằm cải tiến chất lượng giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh.
- Phát triển đội ngũ phục vụ công tác quản lý và triển khai đánh giá diện rộng cấp quốc gia theo đúng yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá diện rộng cấp quốc gia, từng bước chuyển đánh giá trên giấy sang đánh giá trên máy tính đế bảo đảm tính chính xác, khách quan, phù hợp với yêu cầu quốc tế theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo[4];
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch.
2. Sở Tài chính: Tham mưu trình cấp thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo khả năng cân đối ngân sách địa phương.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị có liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án 468, đảm bảo chất lượng, hiệu quả và đúng quy định hiện hành của pháp luật.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Căn cứ nội dung Kế hoạch này và tình hình thực tế của địa phương, chỉ đạo các Phòng GDĐT xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án.
- Tăng cường công tác thông tin, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về đánh giá diện rộng cấp quốc gia đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục cho đội ngũ giáo viên và học sinh ở các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn.
Trên đây là nội dung Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Phát triển hệ thống đánh giá diện rộng cấp quốc gia đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng và hội nhập quốc tế của giáo dục phổ thông giai đoạn 2022-2030” trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được phân công./.
| KT. CHỦ TỊCH |
[1] Chương trình đánh giá học sinh quốc tế do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tổ chức.
[2] Chương trình đánh giá Quốc tế về Dạy và Học do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tổ chức.
[3] Chương trình đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học các quốc gia khu vực Đông Nam Á do Ban Thư ký Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các quốc gia Đông Nam Á (SEAMEO) tổ chức.
[4] Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) được thực hiện trên máy tính từ chu kỳ năm 2025.
- 1 Kế hoạch 60/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình hành động 16-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TW về “Một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế”; và Nghị quyết 06-NQ/TW về “Thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” do thành phố Hà Nội ban hành
- 2 Quyết định 1619/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án Phát triển hệ thống đánh giá diện rộng cấp quốc gia đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng và hội nhập quốc tế của giáo dục phổ thông giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 3 Kế hoạch 160/KH-UBND năm 2023 thực hiện Đề án “Phát triển hệ thống đánh giá diện rộng cấp quốc gia đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng và hội nhập quốc tế của giáo dục phổ thông giai đoạn 2022-2030” trên địa bàn tỉnh Ninh Bình