- 1 Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế
- 2 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3 Luật Đầu tư công 2019
- 4 Nghị định 55/2019/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
- 5 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2022 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 6 Quyết định 345/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Đề án "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 193/KH-UBND | Cần Thơ, ngày 08 tháng 9 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021-2030” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Thực hiện Quyết định số 345/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030” (sau đây viết tắt là Đề án 345), Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 345 trên địa bàn thành phố Cần Thơ, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo đúng yêu cầu của Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09 tháng 11 năm 2022 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; gắn với việc tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của doanh nghiệp, người dân và nâng cao chất lượng, hiệu quả của tổ chức pháp chế của cơ quan, đơn vị, địa phương.
2. Các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp phải có trọng tâm, trọng điểm, thực chất, khả thi, từng bước chuyên nghiệp và mang tính bền vững; đảm bảo đáp ứng đúng và trúng nhu cầu của doanh nghiệp và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
3. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức đại diện doanh nghiệp; giữa Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức cung ứng dịch vụ pháp lý trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; các cơ quan nhà nước phải luôn đồng hành với doanh nghiệp, lắng nghe, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển; doanh nghiệp cần đề cao ý thức tuân thủ pháp luật theo nguyên tắc pháp quyền.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
a) Phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục các vướng mắc, bất cập;
b) Tiếp tục đổi mới toàn diện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành; huy động các nguồn lực xã hội; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;
c) Triển khai đồng bộ, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tạo chuyển biến mạnh trong chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; góp phần nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật, hạn chế rủi ro, vướng mắc pháp lý trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Hoàn thiện khung pháp lý về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; phấn đấu 100% quy định pháp luật về doanh nghiệp, về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được thông tin kịp thời, đầy đủ đến doanh nghiệp; tăng cường tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp và người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;
b) Vận hành hiệu quả hệ thống mạng lưới tư vấn viên pháp luật; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về vụ việc, vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp; đảm bảo 100% doanh nghiệp được hỗ trợ pháp lý khi có đề xuất; giải quyết, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn về mặt pháp lý cho doanh nghiệp khi có yêu cầu;
c) Ứng dụng chuyển đổi số trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;
d) Xây dựng và duy trì cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước với tổ chức đại diện cho doanh nghiệp trong việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp gắn với hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật hiệu quả liên quan đến doanh nghiệp; triển khai các giải pháp xã hội hóa công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
a) Đánh giá kết quả thực hiện Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; tham gia góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế:
- Cơ quan, tổ chức chủ trì: Sở Tư pháp;
- Cơ quan, tổ chức phối hợp: Sở, ban, ngành thành phố, UBND quận, huyện, Hội Luật gia thành phố, Đoàn Luật sư thành phố, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ;
- Thời gian thực hiện: Khi có yêu cầu của Bộ Tư pháp.
b) Rà soát, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc pháp lý, đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan nhằm tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả tổ chức và thi hành pháp luật liên quan đến doanh nghiệp gửi cơ quan có thẩm quyền và Bộ Tư pháp:
- Cơ quan, tổ chức chủ trì: Sở, ban, ngành thành phố theo lĩnh vực quản lý chuyên ngành;
- Cơ quan, tổ chức phối hợp: Sở Tư pháp, UBND quận, huyện, Hội Luật gia thành phố, Đoàn Luật sư thành phố, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ;
- Thời gian thực hiện: Hằng năm (từ năm 2023 đến năm 2030).
2. Nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người làm công tác pháp chế, người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và đội ngũ tư vấn viên, tuyên truyền viên pháp luật
a) Tăng cường tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ cho người làm công tác pháp chế, người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; đội ngũ tư vấn viên, tuyên truyền viên pháp luật; để nâng cao năng lực, nhận thức và trách nhiệm trong triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp:
- Cơ quan chủ trì: Sở, ban, ngành thành phố theo lĩnh vực quản lý chuyên ngành, UBND quận, huyện;
- Cơ quan, tổ chức phối hợp: Sở Tư pháp, Hội Luật gia thành phố, Đoàn Luật sư thành phố, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ;
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2024 đến năm 2030.
b) Tăng cường phối hợp giữa cơ quan Nhà nước với Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ, Hội Luật gia thành phố, Đoàn Luật sư thành phố trong việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp:
- Cơ quan chủ trì: Sở, ban, ngành thành phố, UBND quận, huyện;
- Cơ quan, tổ chức phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố, Hội Luật gia thành phố, Đoàn Luật sư thành phố;
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2023 đến năm 2030.
c) Triển khai các hoạt động truyền thông phục vụ công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp:
- Cơ quan chủ trì: Sở, ban, ngành thành phố, UBND quận, huyện;
- Cơ quan, tổ chức phối hợp: Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ;
- Thời gian thực hiện: Hằng năm (từ năm 2023 đến năm 2030).
3. Triển khai hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
a) Đẩy mạnh tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp thông qua các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Cơ quan, tổ chức phối hợp: Sở, ban, ngành thành phố; Hội Luật gia thành phố, Đoàn Luật sư thành phố, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ, các Hiệp hội nghề nghiệp;
- Thời gian thực hiện: Hằng năm (từ năm 2023 đến năm 2030).
b) Tổ chức đối thoại giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật liên quan đến doanh nghiệp:
- Cơ quan chủ trì: Sở, ban, ngành thành phố có liên quan; UBND quận, huyện;
- Cơ quan, tổ chức phối hợp: Hội Luật gia thành phố, Đoàn Luật sư thành phố, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ, các Hiệp hội nghề nghiệp;
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2024 đến năm 2030.
c) Tăng cường xã hội hóa hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; khuyến khích các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp, cá nhân tham gia hỗ trợ, triển khai đề án, chương trình, hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp:
- Cơ quan chủ trì: Sở, ban, ngành thành phố, UBND quận, huyện;
- Cơ quan, tổ chức phối hợp: Hội Luật gia thành phố, Đoàn Luật sư thành phố, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ;
- Thời gian thực hiện: Hằng năm (từ năm 2023 đến năm 2030).
d) Tiếp tục tăng cường thực hiện có hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo đúng thẩm quyền, nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 700/QĐ-UBND ngày 01 tháng 4 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Chương trình Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến năm 2024:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
- Cơ quan, tổ chức phối hợp: Sở, ban, ngành thành phố, Tòa án nhân dân thành phố, Viện kiểm sát nhân dân thành phố, Công an thành phố, UBND quận, huyện, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ;
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2023 đến năm 2024.
đ) Đánh giá, kiểm tra, khen thưởng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
- Cơ quan, tổ chức phối hợp: Sở, ban, ngành thành phố, Hội Luật gia thành phố, Đoàn Luật sư thành phố, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ;
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2023 đến năm 2030.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phân công trách nhiệm
a) Sở Tư pháp:
- Là cơ quan đầu mối, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp, báo cáo Bộ Tư pháp, UBND thành phố về kết quả thực hiện Kế hoạch; đề xuất cấp có thẩm quyền khen thưởng các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong thực hiện Kế hoạch;
- Phối hợp với sở, ban, ngành thành phố thực hiện lồng ghép, gắn các hoạt động triển khai thực hiện Đề án với các Chương trình, đề án khác có phạm vi, đối tượng tương đồng nhau, đang được triển khai thực hiện bảo đảm thống nhất, tiết kiệm, hiệu quả.
b) Sở Tài chính: Thẩm định, hướng dẫn bố trí kinh phí để triển khai thực hiện nhiệm vụ đã đề ra tại Kế hoạch này đảm bảo theo quy định pháp luật;
c) Sở Nội vụ: Hướng dẫn khen thưởng; thẩm định hồ sơ trình cấp có thẩm quyền khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Kế hoạch;
d) Sở, ban, ngành thành phố còn lại, UBND quận, huyện:
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, cơ quan, tổ chức khác có liên quan để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Kế hoạch này;
- Căn cứ vào nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch và điều kiện thực tiễn để bố trí kinh phí thực hiện Đề án; tổ chức đánh giá tình hình triển khai thực hiện Đề án.
đ) Đề nghị Tòa án nhân dân thành phố, Viện kiểm sát nhân dân thành phố, Công an thành phố, Hội Luật gia thành phố, Đoàn Luật sư thành phố, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ phối hợp với Sở Tư pháp, sở, ban, ngành thành phố có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp kết quả thực hiện gửi Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Bộ Tư pháp và UBND thành phố theo quy định.
2. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện Đề án do ngân sách nhà nước đảm bảo, được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm (và/hoặc đầu tư công) địa phương theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra, được huy động từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư công, các văn bản hướng dẫn thi hành và pháp luật có liên quan. Việc sử dụng các nguồn kinh phí huy động phải đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả theo đúng quy định của pháp luật.
3. Về chế độ thông tin báo cáo, định kỳ hằng năm, sở, ban, ngành thành phố, UBND quận, huyện cơ quan, đơn vị có liên quan báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về Sở Tư pháp trước ngày 15 tháng 11 và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu để Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo UBND thành phố và Bộ Tư pháp.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn thành phố. Trong quá trình tổ chức thực hiện, có phát sinh khó khăn, vướng mắc, cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo kịp thời./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Kế hoạch 141/KH-UBND năm 2023 thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 2 Kế hoạch 137/KH-UBND năm 2023 thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2023-2030
- 3 Nghị quyết 110/2023/NQ-HĐND về đảm bảo kinh phí cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 4 Kế hoạch 172/KH-UBND năm 2023 thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Cà Mau