ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4435/KH-UBND | Hải Dương, ngày 03 tháng 12 năm 2020 |
THỰC HIỆN “ĐỀ ÁN MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TỈNH HẢI DƯƠNG” NĂM 2021
Thực hiện Đề án “Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hải Dương giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án OCOP), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án OCOP năm 2021 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
- Năm 2021, toàn tỉnh có ít nhất 01 sản phẩm đạt 5 sao, 20 sản phẩm đạt 4 sao và 30 sản phẩm đạt 3 sao.
- Xác định, hoàn thiện, nâng cấp các sản phẩm có thế mạnh của các địa phương và phát triển các sản phẩm đăng ký mới; Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị cho các bên tham gia chương trình OCOP.
- Nâng cao năng lực bộ máy quản lý thực hiện Đề án OCOP từ tỉnh đến cơ sở; nâng cao nhận thức cho người dân về Chương trình OCOP.
- Triển khai thực hiện Đề án OCOP năm 2021 phải bám sát vào định hướng, quan điểm, mục tiêu Chương trình OCOP của Trung ương và tình hình thực tế tại địa phương.
- Các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ tích cực chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể thực hiện tốt các nội dung hoạt động của Đề án OCOP; phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo của người dân, các chủ thể sản xuất trong thực hiện Đề án OCOP.
1. Công tác tuyên truyền về Chương trình OCOP
- Công tác tuyên truyền về Chương trình OCOP phải được thực hiện thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức trên địa bàn toàn tỉnh.
- Trong năm 2021, tiến hành xây dựng 30 tin, 10 phóng sự trên báo Hải Dương, Đài phát thanh truyền hình tỉnh; cấp phát 650 cuốn tài liệu tuyên truyền về chương trình OCOP; xây dựng 80 bài và 50 tin chuyên mục về Chương trình OCOP trên báo giấy và báo điện tử.
- Các cấp ủy đảng, chính quyền, Ban chỉ đạo cấp huyện, xã đẩy mạnh quán triệt, tuyên truyền tầm quan trọng, ý nghĩa của chương trình OCOP và chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn.
2. Đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức về chương trình OCOP; lựa chọn nội dung phù hợp với từng đối tượng và thực tiễn theo khung đào tạo của chương trình OCOP ban hành kèm theo Quyết định 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể:
- Tổ chức tập huấn cho 100% lãnh đạo doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia Chương trình OCOP (6 lớp với 600 người); tập huấn cho cán bộ quản lý thực hiện chương trình OCOP từ tỉnh đến huyện, xã (01 lớp).
- Tổ chức đào tạo nghề cho lao động tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình tham gia chương trình OCOP (08 lớp với 280 người).
- Tổ chức cho cán bộ vận hành chương trình OCOP cấp tỉnh, huyện, các chủ thể tham gia chương trình OCOP đi học tập kinh nghiệm tại các tỉnh ngoài (02 cuộc, mỗi cuộc 20 người).
- Các huyện, thành phố, thị xã hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ kinh doanh đăng ký sản phẩm tham gia Chương trình OCOP. Tổ chức đánh giá, lựa chọn các sản phẩm khả thi, lập danh sách (kèm theo phiếu đăng ký của chủ thể) gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT (qua chi cục Phát triển nông thôn) để xét chọn sản phẩm tham gia chương trình (trước ngày 20/2/2021). Hướng dẫn các chủ thể xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chức xem xét, lựa chọn và phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho các chủ thể được lựa chọn.
- Khảo sát, đánh giá nhóm sản phẩm được lựa chọn để có cơ sở hỗ trợ nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm; Hỗ trợ tư vấn hoàn thiện hồ sơ tham gia dự thi cho ít nhất 51 sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP năm 2021.
4. Chuẩn hóa, nâng cấp và phát triển sản phẩm OCOP
a) Tư vấn chuẩn hóa sản phẩm:
Hỗ trợ khảo sát, tư vấn xây dựng hồ sơ, tem bì nhãn mác, truy suất nguồn gốc, xúc tiến thương mại... cho 01 sản phẩm hoàn chỉnh.
b) Xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho sản phẩm:
Phát triển, đăng ký, xác lập, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các sản phẩm OCOP:
- Hỗ trợ kinh phí để thực hiện xác lập quyền sở hữu trí tuệ; hỗ trợ để duy trì và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu, mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc, hỗ trợ xây dựng hồ sơ công bố chất lượng, kiểm tra chất lượng dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm cho các sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP (70 cơ sở).
- Hỗ trợ hoàn thiện quy cách đóng gói, thiết kế, in bao bì, nhãn mác cho các chủ thể sản xuất có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP (30 cơ sở).
c) Triển khai hỗ trợ phát triển sản xuất; hỗ trợ mua máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất; liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm:
- Hỗ trợ mua máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất phục vụ phát triển tiểu thủ công nghiệp: 06 dự án.
- Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất: 02 dự án.
- Hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm:
+ Hỗ trợ Kế hoạch liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: Gồm 9 Kế hoạch đã phê duyệt năm 2020 (hỗ trợ nội dung thực hiện trong năm 2021) và 03 Kế hoạch mới năm 2021.
+ Hỗ trợ Dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: 02 dự án năm 2021.
- Hỗ trợ các điểm trưng bày, cửa hàng giới thiệu sản phẩm OCOP: 03 điểm trưng bày/cửa hàng.
Các huyện, thành phố rà soát, xác định các chủ thể có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP; lựa chọn có trọng tâm, trọng điểm một số sản phẩm có lợi thế để tập trung hỗ trợ.
Các sở, ngành, UBND các huyên, thị xã, thành phố hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể sản xuất lập kế hoạch/dự án triển khai thực hiện.
4.4. Thưởng cho sản phẩm đạt sao:
Hỗ trợ kinh phí thưởng cho các sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên nhằm khuyến khích, động viên các chủ thể tham gia Chương trình OCOP, tạo phong trào sâu, rộng trong nhân dân về chương trình.
- Sản phẩm đạt 5 sao: Thưởng 30 triệu đồng/sản phẩm.
- Sản phẩm đạt 4 sao: Thưởng 20 triệu đồng/sản phẩm.
- Sản phẩm đạt 3 sao: Thưởng 10 triệu đồng/sản phẩm.
5. Tổ chức đánh giá và xếp hạng sản phẩm
Các huyện, thành phố, thị xã căn cứ vào quy trình, bộ tiêu chí đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP theo quy định tiến hành đánh giá sản phẩm, lập danh sách kèm theo hồ sơ và mẫu sản phẩm đạt 3 sao trở lên về Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Phát triển nông thôn) để xem xét, đánh giá, trình UBND tỉnh phê duyệt.
6. Công tác xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP
- Tập trung quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP bằng nhiều hình thức , thực hiện xúc tiến thương mại đối với những sản phẩm đạt 3 sao trở lên. Chú trọng hình thức thương mại điện tử trong quảng bá, bán sản phẩm OCOP; Phát hành các ấn phẩm thương mại quảng bá sản phẩm như Catalo, đĩa CD, tờ rơi…
- Tổ chức cho các chủ thể có sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế để giới thiệu, ký kết và bán sản phẩm OCOP (03 hội chợ).
- Tổ chức Hội nghị kết nối giao thương giữa các chủ thể có sản phẩm OCOP với các trung tâm thương mại lớn, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
- Hỗ trợ chi phí thiết kế và xây dựng website quảng bá giới thiệu sản phẩm và bán hàng cho các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.
Hỗ trợ thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi để các Hợp tác xã mới thành lập hưởng chính sách ưu đãi theo Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch 1762/KH-UBND, ngày 04/6/2019 của UBND tỉnh.
Kinh phí hỗ trợ thực hiện cho năm 2021 được bố trí từ nguồn Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2021; các nguồn ngân sách hỗ trợ chương trình khoa học và công nghệ, khuyến công, khuyến nông, các nguồn lồng ghép khác của Trung ương và ngân sách tỉnh chuyển về Chi cục Phát triển nông thôn để tổ chức thực hiện.
Là cơ quan thường trực, điều phối các hoạt động triển khai Chương trình OCOP:
- Chủ trì triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Đề án OCOP năm 2021; thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện chương trình OCOP ở các huyện, thị xã, thành phố. Phối hợp với các sở, ban, ngành và các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình đẩy mạnh tuyên truyền về Chương trình OCOP.
- Tổ chức tham gia hội chợ cấp tỉnh, khu vực và toàn quốc; huy động nguồn lực tài chính từ các quỹ đầu tư, các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP.
- Tổ chức các lớp dạy nghề, tập huấn nâng cao trình độ quản lý, kiến thức về chương trình OCOP cho các chủ doanh nghiệp, HTX, người lao động cũng như hệ thống cán bộ quản lý thực hiện chương trình OCOP cấp tỉnh, huyện, xã.
- Xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch thực hiện Đề án OCOP năm 2021 trình thẩm định, phê duyệt theo quy định. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện hỗ trợ và tổ chức nghiệm thu, thanh quyết toán theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Đề án giai đoạn 2019 - 2020, phương hướng triển khai cho các năm tiếp theo.
- Chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh bố trí, phân bổ nguồn vốn năm 2021 để thực hiện Chương trình OCOP.
- Chủ trì thẩm định các dự án đầu tư liên quan đến chương trình OCOP theo đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thẩm định dự toán, trình UBND tỉnh cấp kinh phí để thực hiện Kế hoạch thực hiện Đề án OCOP năm 2021.
- Hướng dẫn quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; hướng dẫn một số cơ chế chính sách liên quan đến huy động các nguồn lực trong triển khai thực hiện Đề án OCOP.
- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan thực hiện có hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại,tổ chức các hội chợ, hội thi để góp phần quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP. Lồng ghép các hoạt động của ngành gắn với việc thực hiện Chương trình OCOP trên phạm vi toàn tỉnh.
- Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai giám sát việc thực hiện quy định về hệ thống quản lý phân phối hàng hóa, các trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.
Chủ trì, phối hợp với sở Nông nghiệp và PTNT và các sở, ngành liên quan hỗ trợ, tư vấn các đơn vị, tổ chức, cá nhân xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm tham gia Chương trình OCOP; hỗ trợ kiểm tra tiêu chuẩn, đo lường chất lượng sản phẩm OCOP. Lồng ghép các hoạt động của ngành với việc thực hiện phát triển các sản phẩm OCOP.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất thực hiện các quy định liên quan đến an toàn thực phẩm, đăng ký công bố chất lượng sản phẩm; hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị sản xuất hoàn thiện hồ sơ và làm thủ tục công bố hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo các quy định hiện hành trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường;
- Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng, đánh giá tác dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu...
- Chủ trì lồng ghép các hoạt động của ngành với việc thực hiện phát triển các sản phẩm OCOP.
7. Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Hải Dương
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các chuyên mục, chuyên đề về Chương trình OCOP .Thường xuyên đăng tải các tin, bài về triển khai Chương trình OCOP, các gương tập thể, cá nhân điển hình trong thực hiện Chương trình OCOP.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tư vấn, hỗ trợ thành lập mới các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phát triển sản phẩm OCOP; hỗ trợ nâng cao trình độ quản lý cho hội đồng quản trị, ban giám đốc hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
9. Các sở, ban, ngành liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị thực hiện lồng ghép các hoạt động để thực hiện Chương trình OCOP năm 2021.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, thành viên tích cực tham gia Chương trình OCOP.
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch OCOP năm 2021 tại địa phương; bố trí lồng ghép các nguồn lực để thực hiện có hiệu quả Chương trình OCOP; tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các nội dung của Chương trình OCOP. Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về cơ quan thường trực chương trình OCOP cấp tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án OCOP năm 2021, yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã triển khai thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT) để xem xét giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 211/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án "Mỗi xã một sản phẩm" tỉnh Điện Biên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- 2 Quyết định 386/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án “Mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm” tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025
- 3 Kế hoạch 75/KH-UBND thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2021, tỉnh Thanh Hóa