Kế hoạch và đánh giá rủi ro an toàn lao động
Ngày gửi: 17/01/2020 lúc 11:31:12
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1.1. Kế hoạch bảo hộ lao động là một văn bản pháp lý của doanh nghiệp nêu lên những nội dung, những công việc doanh nghiệp phải làm nhằm đạt được mục tiêu.
Căn cứ Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10 tháng 01 năm 2011 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội-Bộ Y tế: Nội dung của kế hoạch an toàn – vệ sinh lao động gồm:
1. Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ
a) Chế tạo, sửa chữa, mua sắm các thiết bị, bộ phận, dụng cụ nhằm mục đích che, chắn, hãm, đóng, mở các máy, thiết bị, bộ phận, công trình, khu vực nguy hiểm, có nguy cơ gây sự cố, tai nạn lao động;
b) Các giá để nguyên vật liệu, thành phẩm;
d) Các thiết bị báo động bằng màu sắc, ánh sáng, tiếng động …
đ) Đặt biển báo;
e) Mua sắm, sản xuất các thiết bị, trang bị phòng cháy chữa cháy;
g) Tổ chức lại nơi làm việc phù hợp với người lao động;
h) Di chuyển các bộ phận sản xuất, kho chứa các chất độc hại, dễ cháy nổ ra xa nơi có nhiều người qua lại;
i) Kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn – vệ sinh lao động;
k) Các biện pháp khác phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở.
a) Lắp đặt các quạt thông gió, hệ thống hút bụi, hút hơi khí độc;
b) Nâng cấp, hoàn thiện làm cho nhà xưởng thông thoáng, chống nóng, ồn và các yếu tố độc hại lan truyền;
b) Xây dựng, cải tạo nhà tắm;
c) Lắp đặt máy giặt, máy tẩy chất độc;
d) Đo đạc các yếu tố môi trường lao động;
đ) Thực hiện việc xử lý chất thải nguy hại;
e) Nhà vệ sinh;
Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao độngg) Các biện pháp khác phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở.
3. Mua sắm trang thiết bị bảo vệ cá nhân:
a) Dây an toàn; mặt nạ phòng độc; tất chống lạnh; tất chống vắt; ủng cách điện; ủng chịu axít; mũ bao tóc, mũ chống chấn thương sọ não; khẩu trang chống bụi; bao tai chống ồn; quần áo chống phóng xạ, chống điện từ trường, quần áo chống rét, quần áo chịu nhiệt v.v….
b) Các trang thiết bị khác phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở.
4. Chăm sóc sức khỏe người lao động:
a) Khám sức khỏe khi tuyển dụng;
b) Khám sức khỏe định kỳ;
c) Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp;
Lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao độngd) Bồi dưỡng bằng hiện vật;
đ) Điều dưỡng và phục hồi chức năng cho người lao động; …
5. Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện về an toàn – vệ sinh lao động:
a) Tổ chức huấn luyện về an toàn – vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động, người lao động;
b) Chiếu phim, tham quan triển lãm an toàn – vệ sinh lao động;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
c) Tổ chức thi an toàn – vệ sinh viên giỏi;
Điều kiện đối với hộ kinh doanh cung cấp suất ăn cho công nhând) Tổ chức thi viết, thi vẽ đề xuất các biện pháp tăng cường công tác an toàn – vệ sinh lao động;
đ) Kẻ pa nô, áp phích, tranh an toàn lao động; mua tài liệu, tạp chí an toàn – vệ sinh lao động;
e) Phát các bản tin về an toàn – vệ sinh lao động trên các phương tiện truyền thông của cơ sở lao động.
g) Các biện pháp, hình thức tuyên truyền giáo dục, huấn luyện về an toàn – vệ sinh lao động khác phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở.
1.2. Đánh giá rủi ro an toàn lao động
Căn cứ Thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH quy định về công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động:
Bước 1: Nhận diện mối nguy hại
– Đi bộ xung quanh nơi làm việc và tìm kiếm xem có gì có thể gây ra thiệt hại.
– Kiểm tra thiết bị
– Xem xét lại hồ sơ tai nạn và các hồ sơ y tế của Công ty, cách này thường giúp xác định các mối nguy trong lịch sử nhưng cũng ít rõ ràng hơn.
Hãy lưu ý các mối nguy hiểm về lâu dài đến sức khỏe như bệnh nghề nghiệp (ví dụ như mức độ cao của tiếng ồn hoặc tiếp xúc với chất độc hại) cũng như các mối nguy hiểm về an toàn.
Bước 2: Đánh giá rủi ro và các biện pháp phòng ngừa an toàn lao động
– Xem xét những gì bạn đã làm được, so sánh điều này với các chuẩn mực và xem xem bạn nên làm điều gì để đạt đến chuẩn.
Ngăn ngừa sự tiếp cận hoặc phơi nhiễm với các mối nguy hiểm (ví dụ rào chắn bảo vệ nơi nguy hiểm);
Tổ chức, sắp xếp công việc theo cách nào đó để giảm thiểu tiếp xúc, phơi nhiễm với mối nguy (ví dụ phân chia lối đi giữa người đi bộ và các phương tiện giao thông);
Trang bị các phương tiện bảo hộ cá nhân (ví dụ như quần áo, giày dép, kính vv).
Cung cấp các công trình phúc lợi (ví dụ như các phương tiện sơ cứu, bồn nước rửa cấp cứu để loại bỏ các chất độc hại, ô nhiễm).
Cải thiện sức khỏe và an toàn không cần thiết phải chi phí nhiều. Ví dụ, đặt một tấm gương về một góc mù có thể giúp ngăn ngừa tai nạn xe cộ là một đề phòng với chi phí thấp để tránh các rủi ro.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:
– Quản lý nhà nước về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinhlao động
– Chính sách của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động
– Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí qua tổng đài
– Số điện thoại tư vấn pháp luật miễn phí
– Tư vấn luật lao động miễn phí qua điện thoại
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam