Khái niệm đấu giá, đấu thầu? Phân biệt đấu giá và đấu thầu?
Ngày gửi: 09/10/2020 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Hiện nay thì hình thức đấu giá và đấu thầu là hai hình thức mà khiến khá nhiều người dân nhầm lẫn. Đấu giá là hình thức được bên bán tổ chức và lựa chọn ra người mua hàng hóa trả giá cao nhất. Đấu thầu là hình thức mà bên mua tổ chức và lựa chọn ra những những người có đầy đủ các tiêu chuẩn về năng lực, về kỹ năng cũng như đảm bảo tốt nhất được yêu cầu mà bên nhà thầu đưa ra. Vậy hai hình thức này có những điểm gì khác biệt để có thể phân biệt được rõ ràng, khi nào thì sử dụng hình thức đấu giá, khi nào thì sử dụng hình thức đấu thầu. Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam dựa trên những căn cứ pháp lý, quy định của pháp luật xin trình bày vấn đề: “Khái niệm đấu giá, đấu thầu. Phân biệt đấu giá và đấu thầu” cụ thể như sau:Căn cứ pháp lý:
– Luật đấu giá tài sản 2016.
Nội dung tư vấn:
1. Khái niệm về đấu giá
– Đấu giá tài sản được xem là một hình thức bán tài sản mà có từ hai người trở lên cùng tham gia trong một phiên đấu giá đã được lập ra theo nguyên tắc cũng như tuân thủ về trình tự và thủ tục mà Luật Đấu giá tài sản 2016 đã quy định cụ thể. Trừ các trường hợp được quy định tại Điều 49 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định về trường hợp mà tổ chức đấu giá mà trong phiên đấu giá chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá, một người tham gia đấu giá, một người trả giá và một người chấp nhận giá.
– Về mức giá khởi điểm được xác định là giá bán ban đầu thấp nhất của tài sản được đem ra đấu giá trong các trường hợp đấu giá theo phương thức trả giá tăng dần lên. Trường hợp giá khởi điểm cũng được xác định là giá bán cao nhất của tài sản đấu giá theo quy định đối với những trường hợp đấu giá theo nội dung phương thức đặt giá thấp xuống và kết quả đấu giá là lấy giá thấp nhất.
2. Khái niệm về đấu thầu
Khái niệm đấu thầu được quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2013 được hiểu là quá trình lựa chọn nhà thầu để tiến hành việc thực hiện ký kết hợp đồng cũng như tiến hành thực hiện hợp đồng về việc cung cấp các dịch vụ như tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, phi tư vấn cũng như trong việc lựa chọn được nhà đầu tư để tiến hành việc ký kết và đảm bảo được việc thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo đúng hình thức của phía đối tác công tư, những dự án đầu tư có áp dụng việc sử dụng đất trên cơ sở áp dụng nguyên tắc thực hiện cạnh tranh minh bạch, công bằng cũng như đem lại hiệu quả tốt nhất về mặt kinh tế.
3. Phân biệt giữa hình thức đấu giá và đấu thầu
– Thứ nhất, về luật điều chỉnh: Đối với hình thức đấu giá thì được điều chỉnh bởi hai luật đó là Luật Thương mại năm 2005 và Luật Đấu giá tài sản năm 2016, còn đối với hình thức đấu thầu thì được điều chỉnh bởi Luật Đấu thầu năm 2013 và một phần của Luật Thương mại năm 2005 cũng như các văn bản pháp luật khác có liên quan như các nghị định, thông tư hướng dẫn chi tiết thi hành.
– Thứ ba, về bản chất: Hình thức đấu giá được xem xét là một hình thức bán hàng tương đối đặc biệt với mục đích giúp cho bên bán xác định được người mua hàng, được xác lập trên hình thức nhiều người cùng một lúc đứng ra đấu giá để mua hàng và người được chọn là người trả giá cao nhất đối với hàng hóa đem ra đấu giá. Còn đấu thầu thì được xác định là phương thức mà trong đó bên mua được phép lựa chọn người cung cấp dịch vụ hay hàng hóa, ngược lại với đấu giá nó là phương thức quan hệ giữa một người mua và nhiều người bán và trong số những người bán đó thì người mua sẽ lựa chọn người bán phù hợp nhất.
– Thứ tư, về đối tượng: đối tượng của đấu giá là hàng hóa và thông thường thì chỉ những hàng hóa có đặc thù về mục đích sử dụng cũng như giá trị mới được xem xét bán theo hình thức đấu giá. Còn đối với đấu thầu thì đối tượng của đấu thầu ngoài hàng hóa như hình thức đấu giá thì còn có dịch vụ.
– Thứ năm, về mục đích: mục đích của đấu giá đó là tìm ra được một người mua trả giá cao nhất, người mua nào trả giá càng cao thì càng có cơ hội được lựa chọn. Còn đối với hình thức đấu thầu thì mục đích là tìm ra được người bán đáp ứng tốt nhất về những yêu cầu đề ra của người mua hàng hóa hoặc dịch vụ, người tham gia nào đưa ra giá càng thấp cũng như đáp ứng được tốt nhất về chất lượng, về độ sáng tạo cũng như trình độ kỹ thuật thì sẽ được lựa chọn.
– Thứ sáu, về chủ thể: hình thức đấu giá quy định chủ thể là người tổ chức đấu giá phải là các thương nhân mà có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá hay chính người bán hàng tự mình thực hiện việc tổ chức đấu giá và người tham gia đấu giá cũng có thể là cá nhân hoặc cũng có thể là tổ chức tham gia, đối với hình thức đấu giá thì còn có sự loại trừ đối với những người không có năng lực hành vi dân sự, những người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc những người nào mà tại thời điểm đấu giá họ không có nhận thức, không thể làm chủ được hành vi của mình hoặc cũng hạn chế đối với những người mà làm việc trong tổ chức đấu giá, những người đã trực tiếp thực hiện việc giám định hàng hóa đó là cha, mẹ, con, vợ, chồng của người tham gia đấu giá.
Còn đối với hình thức đấu thầu thì gồm hai bên đó là bên mời thầu và bên dự thầu, đối với bên dự thầu thì có yêu cầu đó là bên dự thầu phải là thương nhân, trong phiên đấu thầu thì sẽ đảm bảo không có sự xuất hiện của tổ chức trung gian.
– Thứ bảy, về hồ sơ: đối với hình thức đấu giá sẽ yêu cầu về hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá giữa người bán hàng với người tiến hành việc tổ chức đấu giá, tiếp đó là văn bản bán đấu giá được thực hiện giữa người bán hàng với người mua hàng và người tiến hành tổ chức đấu giá. Còn đối với hình thức đấu thầu thì sẽ bao gồm hồ sơ dự thầu và hồ sơ mời thầu.
– Thứ tám, về phân loại: trong từng phương thức thì đấu giá có hai phương thức đó là phương thức trả giá lên (là phương thức mà được xác định theo đó người nào trả giá cao nhất so với giá khởi điểm bắt đầu thì sẽ trở thành người có quyền mua hàng) và phương thức đặt giá xuống (đây là phương thức mà theo đó người đầu tiên chấp nhận ngay đối với mức giá khởi điểm hoặc người nào chấp nhận mức giá thấp hơn so với mức giá khởi điểm thì sẽ là người có quyền mua đối với hàng hóa được đem ra bán đấu giá đó).
– Thứ chín, về ý nghĩa: đối với hình thức đấu giá sẽ tạo ra được sự bình đẳng và môi trường cạnh tranh công bằng cũng như việc giúp hàng hóa được đưa đến những người mua hàng hóa tiềm năng và người bán thu được lợi ích là tốt nhất và đó là giúp quan hệ mua bán giữa hai bên được diễn ra nhanh chóng, thúc đẩy trao đổi thương mại phát triển, bên mua hiểu được giá trị của sản phẩm hàng hóa mà họ lựa chọn để đảm bảo được đúng chất lượng của hàng hóa.
Còn đối với hình thức đấu thầu thì ý nghĩa của hình thức này đó là phía bên mua hàng hóa, dịch vụ có thể lựa chọn được người cung ứng tốt nhất hàng hóa, dịch vụ đảm bảo được yêu cầu của bên mua cũng như góp phần giảm thiểu chi phí đầu tư và tăng lợi ích, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh về giá, về chất lượng, về năng lực của hàng hóa, dịch vụ, góp phần nâng cao uy tín trong mối quan hệ đấu thầu cũng như việc mở rộng mối quan hệ giữa các bên đầu thầu với nhau và đó là việc tạo ra nguồn động lực cho các thương nhân không ngừng sáng tạo, cắt giảm chi phí và cải tiến quy trình, tăng năng lực cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu, giảm thiểu hạn chế thấp nhất những chi phí đầu tư và tăng được mức cao nhất về lợi ích cho việc thực hiện mua sắm hàng hóa và tìm được nguồn cung ứng dịch vụ tốt nhất cho bên phía nhà thầu.
Như vậy, đấu giá và đấu thầu là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau với chủ thể tham gia, mục đích, trình tự, thủ tục cũng như cách lựa chọn người trúng đấu giá và đấu thầu.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam