Khi nào bị tịch thu phương tiện vi phạm hành chính?

Ngày gửi: 15/01/2020 lúc 11:31:12

Mã số: HTPL33646

Câu hỏi:

Hiện nay tại tỉnh Bình Thuận có 02 cách khiểu khác nhau về việc tịch thu tang vật vi phạm hành chính, cụ thể: Một: Việc tịch thu tang vật vi phạm hành chính trước hết phải căn cứ Điều 26 Luật Xử lý vi phạm hành chính (vi phạm nghiêm trọng do lỗi cố ý). Theo cách hiểu này thì mức độ vi phạm không nghiêm trọng thì không tịch thu phương tiện. Hai: Việc tịch thu phương tiện phải căn cứ vào điều khoản của nghị định quy định xử phạt trong lĩnh vực đó. Nếu hành vi phạm có quy định tịch thu là phải tịch thu mà không cần áp dụng điều 26 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Ví dụ: ông A sử dụng 01 máy đào và 01 xe ben (trị giá 01 tỷ đồng) để khai thác 5m3 cát xây dựng; hành vi này nếu hiểu theo cách thứ hai thì áp dụng điểm a khoản 1 và điểm a khoản 4 Điều 37 Nghị định số 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 để xử phạt và tịch thu 02 phương tiện này. Nhưng nếu hiểu theo cách thứ nhất thì hành vi vi phạm này là không nghiêm trọng (không làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự, không gây hậu quả xấu cho xã hội…) nên chỉ phạt tiền chứ không tịch thu phương tiện. Xin hỏi cách hiểu nào trên đây là đúng? Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam. Với thắc mắc của bạn, Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau: 1. Cơ sở pháp lý: – Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008; – Luật xử lý vi phạm hành chính 2012;Xem thêm: Phân biệt thuế và các khoản thu từ tiền phạt vi phạm hành chính – Nghị định 171/2013/NĐ-CP; – Nghị định 142/2013/NĐ-CP; – Nghị định 167/2013/NĐ-CP. 2.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008;

– Luật xử lý vi phạm hành chính 2012;

– Nghị định 142/2013/NĐ-CP;

– Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

2. Luật sư tư vấn:

Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính ( gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính) là một trong những hình thức xử phạt áp dụng trong một số trường hợp nhất định khi có vi phạm hành chính xảy ra. Tại Điều 26 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:

“Điều 26. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.

Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại Điều 82 của Luật này.”

Theo quy định trên có thể hiểu tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được áp dụng trong trường hợp vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý. Hiện nay, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và các văn bản pháp luật liên quan không định nghĩa thế nào là vi phạm hành chính nghiêm trọng. Tuy nhiên tại Điều 22 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:

“Điều 22. Cảnh cáo

Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.”

Như vậy có thể hiểu một cách gián tiếp, vi phạm hành chính nghiêm trọng là hành vi vi phạm không áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo. 

Vi phạm hành chính khác với vi phạm pháp luật ở các lĩnh vực khác ở điểm những hành vi vi phạm không quy định trong cùng một văn bản mà ở các lĩnh vực khác nhau sẽ có văn bản quy định riêng (VD: Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội,…) Còn Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 chỉ quy định những nguyên tắc chung khi xử lý vi phạm hành chính. Vì vậy khi xử phạt hành chính, cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào văn bản quy định xử phạt cụ thể trong từng lĩnh vực. 

“2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.”

 Vì Luật có hiệu lực pháp lý cao hơn Nghị định, Thông tư nên nếu văn bản quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực cụ thể có những điều khoản quy định trái với luật thì sẽ áp dụng quy định của luật.

Trong tình huống của bạn tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 4 Điều 37 Nghị định 142/2013/NĐ-CP  quy định:

>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 024.6294.9155

“Điều 37. Vi phạm các quy định khác trong khai thác khoáng sản

1. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mà không có Giấy phép khai thác khoáng sản, cụ thể như sau:

a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi khai thác với khối lượng khoáng sản khai thác đến 5 m3/ngày;

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản; tịch thu phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;”

Như vậy, việc tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 1 Điều 37 Nghị định 142/2013/NĐ-CP này không mâu thuẫn với quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.