Khiếu nại về quyết định xử lý kỷ luật của người sử dụng lao động
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Bộ luật lao động 2012 quy định: khi người lao động có hành vi vi pham nội quy lao động; tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà có thể bị áp dụng 1 trong 3 hình thức xử lý kỷ luật lao động như sau:
Khiển trách.
Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.
Sa thải.
Khi tiến hành xử lý kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động phải tuân thủ theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động theo quy định của Bộ luật lao động 2012 và quy định của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.
“Điều 30. Trình tự xử lý kỷ luật lao động
Trình tự xử lý kỷ luật lao động tại Điều 123 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động dưới 18 tuổi ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp.
2. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự được thông báo theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp người sử dụng lao động đã 03 lần thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp người lao động đang trong thời gian không được xử lý kỷ luật quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Bộ luật Lao động.
3. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành phần tham dự cuộc họp quy định tại Khoản 1 Điều này và người lập biên bản. Trường hợp một trong các thành phần đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.
5. Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc thời hạn kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo Điều 124 của Bộ luật Lao động, Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được gửi đến các thành phần tham dự phiên họp xử lý kỷ luật lao động.”
Như vậy, theo quy định, để có thể tiến hành xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động thì người sử dụng lao động phải tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, trước cuộc họp ít nhất
5 ngày phải báo cho người lao động và những thành phần bắt buộc khác; đồng thời, cuộc họp xử lý kỷ luật phải được thành lập biên bản.
Đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của bạn, bạn có làm mất chai rượu trong ca làm việc cho bạn; sau khi bạn nghỉ phep quay lại nơi làm việc thì nhận được quyết định kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương là 3 tháng; tuy nhiên, công ty khi tiến hành xử lý lỷ luật lại không tiến hành cuộc họp gửi thông báo cho bạn mà tự đưa ra quyết định kỷ luật; như vậy là vi phạm về trình tự, thủ tục và nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động. Trong trường hợp này, bạn có thể làm đơn khiếu nại đến ban lãnh đạo công ty.
Còn về hình thức xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương 3 tháng của bạn, để xem xét việc đưa ra hình thức kỷ luật như vậy là có hợp lý hay không thì cần căn cứ vào nội quy lao động cụ thể của đơn vị bạn.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam