Không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Căn cứ Điều 102 Bộ luật Hình sự 1999 quy định tội không cứu giúp người đang trong ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng như sau:
"Điều 102. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."
Yêu tố cấu thành tội Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng như sau:
– Khách thể: đối tượng tác động là xử sự cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Xử sự cứu giúp người này là nghĩa vụ được luật quy định và trong trường hợp thực hiện tội phạm, chủ thể đã tác động là biến dạng sử xự hợp pháp này.
– Khách quan: là hành vi không cứu giúp người khác khi thấy người đó đang ở trong tình trạng nguy hiểm. Tội phạm thực hiện bằng hành vi không hành động, người phạm tội biết người khác đang trong tình trang nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cứu giúp ngay thì hậu quả chết người có thể xảy ra.
Cách thức mà chủ thể biết được tình trạng nguy hiểm của nạn nhân có thể do nhìn thấy nghe thấy hay cảm nhận được tín hiệu về tình trạng nguy hiểm đối với nạn nhân hoặc biết được nguồn đó từ một nguồn khác…
Trường hợp người có điều kiện cứu giúp và đã cố gắng thực hiện hành vi cứu giúp nạn nhân nhưng hành vi mà họ thực hiện không phù hợp hoặc không có hiệu quả hoặc trường hợp tuy người đó không cứu giúp nạn nhân nhưng vì một nguyên nhân nào đó nạn nhân không chết( VD nạn nhân được người khác cứu giúp) thì không cấu thành tội này.
– Chủ quan: Lỗi cố ý gián tiếp
– Chủ thể: là người có năng lực trách nhiệm hình sự.
Đối chiếu quy định trên vào trường hợp của bạn, sau khi tai nạn giao thông xảy ra P đã rời khỏi hiện trường (bỏ trốn đến ngày 04/04/2016 mới đến cơ quan công an trình báo). Hành vi của anh P có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng theo quy định trên.
Để đảm bảo quyền lợ cho gia đình bạn, gia đình bạn có quyền làm đơn tố cáo tới cơ quan công an huyện A để yêu cầu giải quyết.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam