Không phải Đảng viên có được làm đại biểu Hội đồng nhân dân

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL33406

Câu hỏi:

Nhờ luật sư trả lời giúp tôi: Vợ tôi được thôn đưa vào danh sách ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân và không trúng dù được phiếu bầu cao, lý do không được là chính quyền nói vợ tôi chưa phải là đảng viên, mà vợ tôi đã học cảm tình đảng, đang chờ đợt tới kết nạp. Luật sư giải đáp thắc mắc cho tôi trong trường hợp này. Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam. Với thắc mắc của bạn, Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau: 1. Cơ sở pháp lý: – Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015; – Hướng dẫn 38-HD/BTCTW. 2.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015;

– Hướng dẫn 38-HD/BTCTW.

2. Luật sư tư vấn:

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra. Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình. Đại biểu Hội đồng nhân dân bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân.

Theo Điều 2 và Điều 3 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 thì tiêu chuẩn của người ứng cử và tuổi bầu cử, ứng cử được xác định như sau: tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Luật tổ chức chính quyền địa phương. Như vậy, để được ứng cử là đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp thì người ứng cử phải đủ 21 tuổi trở lên và phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Luật tổ chức chính quyền địa phương.

Như vậy, khi đạt đủ các yếu tố trên thì một người hoàn toàn có đủ điều kiện ứng cử trở thành đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã mà không nhất thiết phải là Đảng viên.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 024.6294.9155

Ngoài ra, tại mục 3 Hướng dẫn 38-HD/BTCTW về công tác nhân sự đại biểu quốc hội khóa XIV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 thì ngoài các tiêu chuẩn chung thì tiêu chuẩn, điều kiện của đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách, ở cấp xã, cán bộ ứng cử phó chủ tịch Hội đồng nhân dân phải là ủy viên ban thường vụ Đảng ủy xã. Điều này có nghĩa là người ứng cử phó chủ tịch Hội đồng nhân dân phải là Đảng viên.

Đối chiếu với những quy định trên thì bạn có thể xem xét xem vợ mình thuộc trường hợp nào. Nếu không đồng ý với kết quả bầu cử, bạn có thể khiếu nại về kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và gửi đến Ủy ban bầu cử chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày công bố kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.