Không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng trong thời gian Lễ Quốc tang
Quy định về Lễ Quốc tang nhằm đảm bảo sự tôn trọng và trang nghiêm cho các cán bộ, công chức, viên chức từ trần được nêu rõ trong Điều 10, 14, 15 và 15 của Nghị định 105/2012/NĐ-CP.
1. Không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng trong thời gian Lễ Quốc tang
Thời gian tổ chức Lễ Quốc tang là 02 ngày. Trong thời gian này, các cơ quan, công sở trong phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài phải treo cờ rủ, có dải băng tang. Dải băng tang có kích thước bằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chiều dài theo chiều dài của lá cờ và chỉ treo cờ đến 2/3 chiều cao của cột cờ, dùng băng vải đen buộc không để cờ bay. Trong thời gian này, không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng.
(Theo Điều 10 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.)
2. Lễ viếng trong Lễ Quốc tang
Lễ viếng trong nước:
- Ban Tổ chức Lễ tang sắp xếp các đoàn vào viếng theo đội hình: 02 chiến sĩ khiêng vòng hoa đi đầu, tiếp theo là Trưởng đoàn, phía sau bên phải Trưởng đoàn là sĩ quan dẫn viếng, các thành viên trong đoàn đi theo hai hàng dọc.
- Ban Tổ chức Lễ tang tổ chức đón và xếp các đoàn đại biểu nước ngoài, các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và các cơ quan, cá nhân nước ngoài khác có nguyện vọng đến viếng và ghi sổ tang.
- Sau khi viếng, Trưởng đoàn ghi sổ tang.
- Trong quá trình viếng, Quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ”.
(Theo Điều 14 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.)
Lễ viếng ở nước ngoài:
- Cùng thời gian diễn ra Lễ Quốc tang ở Việt Nam, Bộ Ngoại giao hướng dẫn các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài tiếp đón các tổ chức, cá nhân người Việt Nam, người nước ngoài đến viếng và ghi sổ tang tại cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài.
- Trang trí lễ đài:
- Lễ đài trang trí phông nền đen, Quốc kỳ treo phía trên có dải băng tang, ảnh người từ trần và dòng chữ trắng “Vô cùng thương tiếc đồng chí...”.
- Bàn thờ đặt chính giữa phòng, dưới lễ đài có lư hương; hai bên bàn thờ đặt 02 vòng hoa cố định.
- Bàn ghi sổ tang.
(Theo Điều 15 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.)
3. Lễ truy điệu trong Lễ Quốc tang
- Thành phần dự Lễ truy điệu gồm: Ban Lễ tang Nhà nước; Ban Tổ chức Lễ tang; gia đình, người thân; đại diện các cơ quan, đơn vị và địa phương của người từ trần.
- Vị trí các đoàn dự Lễ truy điệu:
- Gia đình đứng phía bên trái phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài).
- Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đứng phía bên phải phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài).
- Các đoàn đại biểu Bộ, Ban, ngành, đối tượng khác, lực lượng túc trực và đội quân nhạc đứng theo sắp xếp của Ban Tổ chức Lễ tang.
- Chương trình Lễ truy điệu:
- Trưởng ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố Lễ truy điệu.
- Quân nhạc cử Quốc ca.
- Trưởng ban Lễ tang Nhà nước đọc lời điếu và tuyên bố phút mặc niệm.
- Khi mặc niệm, quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ”.
- Trưởng ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố kết thúc Lễ truy điệu.
- Cùng thời gian diễn ra Lễ truy điệu ở Trung ương, lãnh đạo địa phương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần tổ chức Lễ truy điệu tại địa phương.
(Theo Điều 16 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.)
Những quy định này giúp đảm bảo sự trang trọng và tôn trọng đối với những cán bộ, công chức, viên chức đã có công lao đóng góp cho đất nước.
Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam