Lái xe trong tình trang say bị xử lý thế nào?

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL41050

Câu hỏi:

Chào Luật sư! Vào ngày 3 tháng 4 năm 2016 tôi có đi xe trong tình trạng say rượu và bị ngã gần trụ sở công an xã. Khi đó tôi choáng đầu nên không tự đứng dậy được và được đưa đi cấp cứu 1 lúc sau. Sau đó tôi có quay lại chỗ bị ngã xe thì bị giữ xe lại và được công an hẹn mấy ngày sau đến giải quyết. xin hỏi trường hợp của tôi có bị quy là tội gây rối trật tự công cộng không?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật hình sự 1999;

– Nghị định 171/2013/NĐ-CP.

2. Nội dung tư vấn

Căn cứ Điều 245 Bộ luật hình sự 1999 quy định tội gây rối trật tự công cộng như sau:

"1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;

b) Có tổ chức;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.”

Các dấu hiệu cấu thành tội gây rối trật tự công cộng như sau:

Nếu hành vi gây rối trật tự công cộng chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng thì người có hành vi chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu người đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

– Mặt khách thể của tội phạm: Tội gây rối trật tự công cộng là tội xâm phạm đến an toàn công cộng, đến quy tắc, sinh hoạt, đi lại, làm việc, … ở nơi công cộng.

–  Mặt khách quan của tội phạm:

Hành vi khách quan: Người phạm tội thực hiện hành vi gây rối bằng nhiều phương thức khác nhau như: tập trung đông người ở nơi công cộng gây náo động làm mất trật tự công cộng; đập phá các công trình ở nơi công cộng, đập phá các tài sản trong các quán ăn, quán giải khát có đông người…

Hậu quả: Hậu quả của hành vi gây rối trật tự công cộng là thiệt hại vật chất và phi vật chất được xác định là nghiêm trọng cho xã hội.

Không phải là dấu hiệu bắt buộc nếu người phạm tội đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã được kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Ngoài các hậu quả xảy ra về tính mạng, sức khỏe và tài sản được hướng dẫn trên đây, thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất như có ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách cảu Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, ngoại giao, đến trật tự, an toàn xã hội…Trong các trường hợp này phải tùy vào các trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra có phài là nghiêm trọng hay không.

Các dấu hiệu khách quan khác: Ngoài hành vi, hậu quả do hành vi vi phạm gây ra, nhà làm luật không quy định dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc cảu cấu thành tội phạm này. Tuy nhiên, khi xác định hành vi phạm tội gây rối cần nghiên cứu các quy định của nhà nước về các quy tắc, trật tự ở nơi công cộng.

– Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm:

Người phạm tội thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng là do cố ý.

Như vậy, trong trường hợp của bạn đi xe trong tình trạng say rượu, ngã gần trụ sở công an xã nếu đáp ứng đủ các yếu tố trên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích theo Điều 245 Bộ luật hình sự 1999.

Nếu do uống rượu say nên bạn bị ngã xe gần trụ sở công an, mọi người tập trung lại giúp đỡ bạn thì hành vi này không coi là gây rối trật tự công cộng. Việc bạn uống rượu khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP.

 

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.