Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Ngày gửi: 27/07/2020 lúc 11:31:12
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Trước tiên, cần xác định rằng, việc bạn trao quyền sở hữu chiếc máy tính cho A là để bạn đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ số tiền đã vay như đã nói ở trên. Theo quy định của pháp luật dân sự thì giao dịch có thể thực hiện bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi. Chiếc máy tính không là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, không thuộc các trường hợp giao dịch bắt buộc phải thực hiện bằng văn bản. Cho nên trong trường hợp này giao dịch giữa A và B được coi là hợp pháp.Xem xét các yếu tố về hành vi, nhận thấy A có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; hoặc vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.” (Điều 175 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).
Người phạm tội có các hành vi mô tả tại điểm a và b khoản 1 Điều 175. Nhìn chung, đó là hành vi “bội tín”, bởi được người khác tin tưởng, giao cho tài sản nên nhân cơ hội đó chiếm đoạt tài sản được giao. Cụ thể là một trong những hành vi như sau:
– Nhận được tài sản bằng các hình thức hợp pháp nhưng sau đó dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đó;
– Nhận được tài sản bằng các hình thức hợp pháp nhưng sau đó bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó. Trong trường hợp này, cần hết sức chú ý xem xét một cách toàn diện để xác định có phải người có hành vi bỏ trốn để nhằm chiếm đoạt tài sản hay không. Nếu việc bỏ trốn vì một lý do khác (sợ bị xiết nợ, bắt, gây thương tích…) thì việc bỏ trốn không cấu thành tội này.
– Nhận được tài sản bằng các hình thức hợp pháp nhưng sau đó dùng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến mất khả năng hoàn trả.
– Nhận được tài sản bằng cách thức hợp pháp nhưng đến thời hạn trả mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.
Tội phạm hoàn thành khi người nhận được tài sản có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để giữ lại tài sản hoặc định đoạt tài sản không theo cam kết. Cũng coi là tội phạm hoàn thành khi người nhận được tài sản bỏ trốn nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản đó hoặc sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến mất khả năng hoàn trả. Cũng cần phân biệt rằng, việc dùng thủ đoạn gian dối trước khi nắm quyền sở hữu tài sản để nhằm chiếm được tài sản lại cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong khi với hành vi có được tài sản rồi sau đó bằng thủ đoạn bội tín, gian dối chiếm đoạt tài sản lại cấu thành tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Trong trường hợp này, bạn cần phải xem xét việc “biến mất” của A có phải là hành vi bỏ trốn nhằm chiếm đoạt chiếc máy tính của bạn không?
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:024.6294.9155
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam