Làm lại giấy khai sinh sau khi thông tin cha mẹ ruột không chính xác

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL31732

Câu hỏi:

Xin hỏi luật sư em gái em có 1 cháu trai ngoài hôn thú . thì khi cháu 6 tháng thì em gái em đưa con trai cho em nuôi và đứng tên giấy khai sinh em là mẹ nó. thì giờ em gái em đã lấy chồng nước ngoài và muốn bảo lãnh con trai sang nước ngoài . Thì cho em hỏi nếu luật pháp có chấp thuận cho em em nhận lại con và đứng tên giấy khai sinh hay không? Em cảm ơn a?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

Nghị định 94/2015/NĐ-CP

Luật hộ tịch năm 2014

Thông tư 15/2015/TT-BTP

2. Nội dung tư vấn

Căn cứ  Khoản 2, Điều 1,  Nghị định 94/2015/NĐ-CP như sau:

“1. Giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh được cấp riêng cho từng công dân. 

2. Hộ chiếu phổ thông cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn. 

3. Trẻ em dưới 9 tuổi được cấp chung vào hộ chiếu phổ thông của cha hoặc mẹ nếu có đề nghị của cha hoặc mẹ trẻ em đó. Trong trường hợp này, hộ chiếu có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn. 

4. Hộ chiếu ngoại giao cấp cho con dưới 18 tuổi của những người thuộc diện quy định tại khoản 10 Điều 6 Nghị định này và hộ chiếu công vụ cấp cho con dưới 18 tuổi của nhân viên cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, phóng viên thông tấn và báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài quy định tại khoản 4 Điều 7 của Nghị định này có thời hạn từ 1 đến 5 năm tính từ ngày cấp cho đến khi người con đó đủ 18 tuổi và không được gia hạn. 

5. Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ không cấp cho những người thuộc diện quy định tại Điều 6, Điều 7 của Nghị định này khi được cử đi học tập ở nước ngoài với thời hạn trên 6 tháng"

Như vậy, nếu chị muốn cho cháu bé xuất cảnh thì chỉ cần làm hộ chiếu phổ thông cho cháu bình thường hoặc có thể cấp chung vào hộ chiếu phổ thông của em gái chị như trên giấy khai sinh và có sự đồng ý của em gái chị đồng ý cho bé ra nước ngoài.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 024.6294.9155

Thứ hai,  nếu như chị muốn nhận lại con thì chị phải làm thủ tục đăng ký nhận mẹ con:  

Căn cứ Điều 25, Luật hộ tịch năm 2014 quy định về thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ con như sau:

“Điều 25. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con

1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.”

Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ con được được quy định tại Điều 11, Thông tư 15/2015/TT-BTP bao gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

–   Thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng. 

Như vậy, bạn có thể làm thủ tục đính chính lại thông tin trên giấy khai sinh của con bạn và bạn có quyền bảo lãnh cho con bạn ra nước ngoài.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.