Làm thủ tục nhận con nuôi ở đâu? Các bước tiến hành thủ tục?

Ngày gửi: 29/10/2020 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL35707

Câu hỏi:

Vợ chồng tôi sống với nhau đã 10 năm mà không có con. Không biết vô tình hay cố ý, sáng nay mở cửa ra tôi thấy một cháu bé trai khoảng một tháng tuổi do ai đó đã bỏ rơi trước cửa nhà. Vừa ngạc nhiên, vừa mừng rỡ, vì vợ chồng tôi đang định xin con nuôi. Trong trường hợp trên tôi phải làm thủ tục nào để nhận nuôi và khai sinh cho trẻ một cách hợp pháp? Luật sư trả lời: Theo quy định tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP  ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định về thủ tục khai sinh cho con trẻ bị bỏ rơi như sau: Người phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ và báo ngay cho UBND hoặc công an cấp xã, phường nơi trẻ bị bỏ rơi để lập biên bản và tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó. UBND cấp xã hoặc cơ quan công an cơ sở nơi có trẻ sơ sinh bị bỏ rơi phải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để tìm cha, mẹ đẻ của trẻ em đó. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, nếu không tìm được cha, mẹ đẻ, thì cá nhân hoặc tổ chức nhận nuôi dưỡng phải khai sinh cho trẻ em đó tại UBND cấp xã nơi lập biên bản. Xem thêm: Người nước ngoài có được nhận con rơi làm con nuôi không? Khi khai sinh cho trẻ em, người đi khai sinh phải nộp biên bản xác nhận tình trạng trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và xuất trình sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế. Khi đăng ký khai sinh cho trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, nếu không có cơ sở để xác định ngày sinh và nơi sinh, thì ngày phát hiện trẻ em bị bỏ rơi là ngày sinh, nơi sinh là nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi. Phần khai về cha, mẹ của trẻ trong giấy khai sinh và trong sổ đăng ký khai sinh được để trống. Sau khi đăng ký khai sinh cho trẻ, để nhận trẻ bỏ rơi làm con nuôi cần làm những thủ tục sau. Căn cứ vào Điều 16 Nghị định 158/2005/NĐ-CP hồ sơ bao gồm: – Bản sao giấy khai sinh của đứa trẻ và biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi. – Cán bộ tư pháp xã sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh tư cách và mục đích nhận nuôi con nuôi của chị trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trường hợp cần phải xác minh thêm thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày). Sau thời hạn trên, nếu xét thấy việc nhận con nuôi của chị đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì UBND cấp xã đăng ký việc nuôi con nuôi và cấp quyết định công nhận việc nuôi con nuôi cho chị. 3. Có được nhận nuôi con nuôi khi đang chịu án tù không

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Việt Nam là một trong những nước quan tâm đến gia đình và trẻ em. Pháp luật Việt Nam cho phép việc nhận nuôi con nuôi chưa thành niên và đặc biệt khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn làm con nuôi. Việc cho – nhận con nuôi để hợp pháp thì cần thực hiện thủ tục nhận nuôi con nuôi với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bài viết dưới đây sẽ phân tích về các bước để tiến hành thủ tục nhận nuôi con nuôi và thực hiện thủ tục nhận nuôi con nuôi tại đâu. 

Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam về nhận nuôi con nuôi và trình tự, thủ tục nhận nuôi con nuôi theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về hộ tịch khác, vui lòng liên hệ: 024.6294.9155 để được tư vấn – hỗ trợ!

1. Điều kiện nhận nuôi con nuôi

Để có thể được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc nhận nuôi con nuôi thì cần đáp ứng được những điều kiện sau đây:

Đối với người nhận nuôi con nuôi cần đáp ứng tất cả những điều kiện: Là người trên 18 tuổi và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hơn con nuôi ít nhất là 20 tuổi trở lên; có điều kiện về sức khỏe, chỗ ở bảo đảm, thu nhập ổn định cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi và có nhân cách, tư cách đạo đức tốt.

Người nhận nuôi con nuôi không được là người thuộc đối tượng đang có quyết định của Tòa án bị hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc đang ở tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh theo quyết định xử lý hành chính; không được là người đang thực hiện án phạt tù theo quyết định của Tòa án; không là người chưa được xóa án tích đối với một số tội mà pháp luật quy định (ví dụ như liên quan đến hành vi xâm phạm sức khỏe, tính mạng của người thân hay hành vi bạo hành gia đình,…).

Nếu trường hợp cha dượng, mẹ kế, cô, gì, cậu, chú, bác ruột là người nhận nuôi con nuôi thì sẽ không cần phải chứng minh hai điều kiện là hơn con nuôi ít nhất 20 tuổi trở lên và có điều kiện về sức khỏe, chỗ ở, thu nhập.

Đối với việc nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thì ngoài các điều kiện kể trên còn cần đáp ứng các điều kiện theo pháp luật nước mà người nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước ngoài thường trú.

Đối với người được nhận làm con nuôi: Một người chỉ được nhận làm con nuôi một lần và thuộc một trong những đối tượng sau đây:

  • Là người chưa thành niên có độ tuổi dưới 16 tuổi
  • Là người chưa thành niên có độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được cha dượng, mẹ kế, cô, gì, cậu, chú, bác ruột làm cha/mẹ nhận nuôi.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.