Theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025, biển số xe sẽ được quản lý dựa trên mã định danh của chủ xe. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại biển số đều áp dụng quy định này.
Dịch covid 19 diễn ra nhanh với mức độ chưa từng có, các nhà khoa học đã nhanh chóng sáng chế các loại Vacxin phòng covid 19, từ đây xuất hiện nhiều thuật ngữ chuyên ngành trong việc tiêm phòng Covid 19 mà nhiều người quan tâm. Một số thuật ngữ được nêu trong các công văn số 10722/BYT-DP của Bộ Y tế ngày 17/12/2021 và công văn số 1506/BYT-DP ngày 25/3/2022 của Bộ Y tế bao gồm:
Liều vacxin cơ bản
Tùy từng loại Vacxin khác nhau, liều cơ bản là 1 mũi , 2 mũi hoặc 3 mũi ( điểm b mục 1 công văn số 10722/BYT-DP của Bộ Y tế ngày 17/12/2021
Đối tượng được tiêm: Người từ đủ 12 tuổi trở lên ( điểm a mục 1 công văn số 10722/BYT-DP của Bộ Y tế ngày 17/12/2021).
Như vậy người dân Việt Nam từ 12 tuổi trở lên chúng ta đã tiêm xong liều cơ bản.
Liều bổ sung
- Đối tượng: người từ 18 tuổi trở lên, bảo đảm bao phủ cho toàn bộ người từ 50 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản bao gồm:
+ Người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng...;
+ Người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin của hãng Sinopharm hoặc vắc xin Sputnik V.
- Loại vắc xin: cùng loại với liều cơ bản hoặc vắc xin mRNA.
- Khoảng cách: Tiêm 01 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng.
Đối với những người có chỉ định tiêm liều bổ sung, sau khi đã tiêm liều bổ sung thì được coi là hoàn thành liều cơ bản.
Liều nhắc lại
Theo quy định tại điểm c mục 1 công văn số 10722/BYT-DP của Bộ Y tế ngày 17/12/2021
- Đối tượng: người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung, bảo đảm bao phủ cho toàn bộ người có bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19, nhân viên y tế.
- Loại vắc xin: nếu các mũi tiêm cơ bản hoặc bổ sung cùng loại vắc xin thì tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA; nếu trước đó đã tiêm các loại vắc xin khác nhau thì tiêm mũi nhắc lại bằng vắc xin mRNA. Nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là vắc xin của hãng Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA hoặc vắc xin véc tơ vi rút (vắc xin Astrazeneca).
- Khoảng cách: tiêm 01 mũi nhắc lại ít nhất 3 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản.
d) Vắc xin sử dụng để tiêm bổ sung và nhắc lại: Vắc xin đã được Bộ Y tế phê duyệt.
đ) Liều lượng vắc xin để tiêm bổ sung và nhắc lại: Theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế cho phép.
e) Đối với những người đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định.
Ngày 25/3/2022 Bộ Y tế ban hành công văn số 1506/BYT-DP, theo đó bổ sung liều nhắc lại như sau:
Tiêm liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19
Người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin mRNA (vắc xin do Pfizer hoặc Moderna sản xuất) có thể tiêm liều nhắc lại bằng vắc xin do Astrazeneca sản xuất, thời gian tiêm tối thiểu là 03 tháng sau tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam