Ly hôn khi chồng có hành vi đánh đập, chửi bới
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Theo thông tin bạn trình bày thì hiện tại cuộc sống gia đình bạn không hạnh phúc, chồng bạn thường xuyên có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm và có những hành vi đánh đập và đe dọa bạn. Hành vi của chồng bạn được xác định là hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật hình sự.
Thứ nhất, căn cứ theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
“Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình.
1.Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Cấm các hành vi sau đây:
h) Bạo lực gia đình;
3. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.
4. Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình.”
Có thể thấy trong cuộc sống hôn nhân của bạn không được tôn trọng, không được đối xử bình đẳng. Chồng bạn thường xuyên có hành vi hành hạ đánh đập và đe dọa bạn. Bạn cần suy nghĩ trường hợp tiếp tục chung sống thì cuộc sống của bạn sẽ ra sao? Con bạn bị ảnh hưởng như thế nào? Bạn có thể nhờ đến hai bên gia đình can thiệp để khuyên bảo chồng hoặc có thể báo lên chính quyền địa phương về hành vi của chồng bạn.
Trường hợp chồng bạn không đồng ý ly hôn, nhưng bạn vẫn muốn ly hôn thì bạn có thể làm thủ tục ly hôn đơn phương theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
“Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Vấn đề nuôi con khi ly hôn căn cứ theo Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Thủ tục ly hôn với người nước ngoài, ly hôn có yếu tố nước ngoài“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Theo đó, chồng bạn có hành vi bạo lực gia đình bạn hoàn toàn có quyền ly hôn đơn phương trong trường hợp chồng bạn không đồng ý. Vì con bạn chưa đủ 2 tuổi nên khi ly hôn bạn sẽ là người trực tiếp nuôi con trừ trường hợp bạn không có đủ điều kiện về kinh tế hoặc phẩm chất đạo đức để chăm sóc, nuôi dưỡng con bạn.
Hồ sơ ly hôn đơn phương:
Đơn khởi kiện về đơn phương ly hôn (ly hôn đơn phương);
Đơn xin công nhận thuận tình ly hôn (ly hôn thuận tình);
Trình tự, thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoàiGiấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
Giấy đăng ký khai sinh của con (nếu có);
Giấy chứng minh thư nhân dân (bản sảo có công chứng, chứng thực);
Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có công chứng, chứng thực);
Bạn có thể nộp hồ sơ ly hôn đơn phương lên Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi chồng bạn cư trú.
Thứ hai, đối với hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác và có hành đánh đập và đe dọa bạn thì chồng bạn sẽ phải chịu những trách nhiệm sau:
Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoàiTrách nhiệm hành chính:
Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
hành vi đánh đập gây thương tích cho bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”
Trách nhiệm hình sự:
Với hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của bạn:
Căn cứ Tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 121 Bộ luật hình sự 1999 như sau:
“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Với hành vi đe dọa giết người:
Tội đe dọa giết người theo khoản 1 Điều 103 Bộ luật hình sự 1999 xác định như sau:
Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
Như vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn và con, bạn hoàn toàn có thể báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để xử lý vi phạm hành chính hoặc báo cho Cơ quan công an cấp quận/huyện để cơ quan xem xét, tiến hành điều tra, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi vi phạm pháp luật.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam