Mạo danh công an chiếm đoạt tài sản

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL41583

Câu hỏi:

Khoảng đầu năm 2014, cửa hàng tôi có 1 vị khách 33 tuổi, thường lui tới lâu dần cũng có nói chuyện trở thành khách quen và thân thiết, cách 10 hôm nửa tháng thì người này lại ghé cửa hàng tôi mua đồ, mặc quân phục chỉnh chu, bảng tên đầy đủ, đeo hàm Đại Úy. Lâu dần thì tôi cũng có ngỏ ý hỏi thăm xem liệu tôi có bằng đại học thì tôi có nguyện vọng xin vào ngành công an được không, lúc đó tôi đã 27 tuổi, có Vợ, chưa có con. Người này nói là được và có quen biết cấp cao nhiều. Người này tư xưng là ngườithuộc Tình Báo Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Sau thời gian quen biết thì tôi đã tin tưởng và người này hứa sẽ lo giúp tôi với số tiền vài trăm triệu đồng. Tổng cộng số tiền 2 lần đầu tôi trực tiếp đưa cho người này – có giấy nhận tiền viết tay là 200 triệu đồng ( khoảng tháng 12 – 2015). Vào khoảng tháng 3-2015 thì người này có dẫn tôi tới gặp và quen biết 1 người lớn tuổi hơn, tự xưng là Thượng Tá công an, người trực tiếp xin cho tôi, và ứng thêm số tiên là 80 triệu  có giấy nhận tiền và lăn tay của 3 bên (vì người này đứng ra xác nhận là người làm chứng). Vào cuối năm 2015 thì người Thượng tá này đã bị bắt, can tội mạo danh công an, lừa đảo, làm giả giấy tờ con dấu nhà nước, mua bán xe gian. Sau thời gian qua lại tôi cũng xem người này như anh em nên tôi có đứng ra mượn 1 số tiền 80 triêu đồng để người này sửa nhà và sử dụng mục đích cá nhân, ngoài ra người này còn thiếu riêng tôi 1 số tiền nữa khoảng vài chục triệu đồng. Hiện nay tôi nhận thấy người này chỉ có khả năng trả lãi hàng tháng vài triệu đồng của số tiền tôi đứng ra vay giúp, còn lại thì người này là người thất nghiệp, nhưng thường mặc cảnh phục cũng như quân phục , nói là đi làm án , theo đối tượng, đi hội họp. Ngoài ra thì gia cảnh người này ko có khả năng hoàn trả lại số tiền đã lừa của tôi. Tôi đã biết mình sạp bẫy lừa nhưng vì phóng lao phải theo lao nên tôi chưa vạch mặt người này ra, chưa đem thông tin trên trình báo công an khởi kiện vì tôi rất sợ khi người này bị bắt thì số tiền tôi có thể sẽ mất trắng, mặc dù người này có bị buộc tội tù 14-20 năm đi nữa. Tôi chỉ mong muốn người này hồi tâm chuyển ý, kiếm lại số tiền trên trả tôi bằng công việc lương thiện, có thể kéo dài 1-3 năm cũng được. Kính mong Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam cho tôi hỏi, nếu thật sự tôi nhận thấy người này cố tình mạo danh người trong Ngành, lợi dụng lòng tin lừa đảo chiếm đoạt số tiền của tôi ( con số lên đến hơn 400 triệu đồng ) thì liệu tôi có thể khởi kiện được hay không, tôi có được pháp luật bảo vệ hay không? theo thông tin như vậy thì người này sẽ thuộc cung hình phạt nào, dân sự hay hình sự, mức án cao nhất là bao nhiêu năm, mức án tối thiểu là bao nhiêu năm, khi người này bị kêu án thì liệu tôi có thể được xem xét để người này hoàn trả lại số tiền đã chiếm đoạt của tôi hay không?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Trước tiên bạn phải xác định người đang nhận số tiền của bạn có chính xác là mạo danh công an hay không, nếu như mạo danh công an và nhận xin việc với số tiền bạn nêu trên sẽ phải chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm của mình theo quy định của Bộ luật hình sự.

Theo đó, những dấu hiệu bạn nếu ra đều khẳng định người mạo danh có hành vi lừa đảo nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của bạn. Theo quy định Điều 139 Bộ luật hình sự 2009 sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một  trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,  thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Số tiền bạn đưa ra có giá trị gần đến 400 triệu, đối chiếu quy định nêu trên mức án phạt mà người mạo danh bạn nêu trên có thể phải chịu sẽ từ bảy năm đến mười lăm năm. Mức án cuối cùng sẽ do Tòa án thụ lý giải quyết trong bản án cụ thể.

Lợi dụng Facebook để chiếm đoạt tài sản

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003

“Điều 76. Xử lý vật chứng

1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.

2. Vật chứng được xử lý như sau:

a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ;

b) Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước;

c) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước;

d) Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật;

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Điều 175 bộ luật hình sự

đ) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ.

3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án.

4. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.”

Nếu như bạn có đầy đủ căn cứ xác minh số tiền chiếm đoạt nêu trên, khi giải quyết bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu hoàn trả theo đúng quy định của pháp luật. Để đảm bảo quyền lợi của mình, bạn nên tố cáo hành vi này ra bên phía cơ quan công an để được giải quyết.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Tố giác hành vi lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

– Gian lận khi bán xăng có được coi là lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

– Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155  để được giải đáp.

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Tư vấn luật giao thông đường bộ miễn phí

– Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua tổng đài

– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí qua tổng đài

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.