Một số vấn đề lưu ý về lỗi vô ý do quá tự tin

Ngày gửi: 14/01/2020 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL41823

Câu hỏi:

Một trong các hình thức của lỗi, Điều 10 Bộ luật hình sự phân biệt hai trường hợp vô ý phạm tội là: vô ý do cẩu thả và vô ý do quá tự tin.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Một trong các hình thức của lỗi, Điều 10 Bộ luật hình sự phân biệt hai trường hợp vô ý phạm tội là: vô ý do cẩu thả và vô ý do quá tự tin. Vô ý do cẩu thả là trường hợp người phạm tội do cẩu thả mà không thấy trước được khả năng gây hậu quả nguy hại cho xã hội mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước. Trường hợp thấy trước và không buộc phải thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi thì người có hành vi đó không phải chịu trách nhiệm hình sự (sự kiện bất ngờ). Vô ý do quá tự tin là trường hợp người phạm tội khi hành động đã thấy được việc làm của mình có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nhưng cứ hành động vì tin vào khả năng, sức lực, trình độ, kinh nghiệm của mình, cũng như nhận định chủ quan về hoàn cảnh thực tế, cho rằng có thể ngăn chặn được hậu quả nguy hiểm cho xã hội nếu nó xảy ra.

Dấu hiệu của lỗi vô ý phạm tội vì quá tự tin

Về lí trí: Người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thể hiện ở chỗ thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra.

Tuy nhiên, lỗi vô ý phạm tội vì quá tự tin và lỗi cố ý có sự giống nhau một cách tương đối bởi người phạm tội ở trường hợp vô ý vì quá tự tin thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra nhưng đồng thời lại cho rằng hậu quả đó không xảy ra. Như vậy, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội ở đây thực chất chỉ là sự cân nhắc đến khả năng hậu quả đó xảy ra hay không và kết quả người phạm tội đã loại trừ khả năng hậu quả xảy ra. Đối với người phạm tội ở trường hợp vô ý vì quá tự tin khả năng hậu quả xảy ra và khả năng hậu quả không xảy ra đều là khả năng thực tế nhưng người phạm tội tin vào khả năng hậu quả không xảy ra khi quyết định xử sự.

Chính sự tin tưởng này thể hiện người phạm tội đã không nhận thức được một cách đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi.

Về ý chí: Người phạm tội không mong muốn hành vi của mình gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Sự không mong muốn này có điểm khác so với sự không mong muốn ở trường hợp cố ý gián tiếp. Nếu trường hợp cố ý gián tiếp người phạm tội không mong muốn nhưng đã chấp nhận khả năng hậu quả xảy ra khi lựa chọn và thực hiện hành vi thì ở trường hợp lỗi vô ý vì quá tự tin, sự không mong muốn hậu quả của người phạm tội gắn liền với việc người đó đã loại trừ khả năng hậu quả xảy ra. Người phạm tội với lỗi vô ý vì quá tự tin đã cân nhắc, tính toán và đã cho rằng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Sự cân nhắc, tính toán này có thể dựa vào những căn cứ như tin tưởng vào sự khéo léo, sự hiểu biết, kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ kĩ thuật của mình hoặc tin vào những tình tiết khách quan bên ngoài khác.

Ví dụ: Người lái xe tin rằng mình sẽ vượt qua được đường sắt trước mặt trước khi tàu đến; thợ săn tin rằng mình sẽ bắn trúng con thú, không để đạn lạc vào người… Sự tin tưởng này của người phạm tội tuy có căn cứ nhưng những căn cứ đó đều không vững chắc. Người phạm tội đã đánh giá không đúng tình hình thực tế. Sự tin tưởng của họ là sự tin tưởng quá mức so với thực tế. Lỗi của người phạm tội trong trường hợp vô ý vì quá tự tin chính là ở chỗ đã quá tin tưởng đó. Người phạm tội với lỗi vô ý vì quá tự tin do không thận trọng khi đánh giá, lựa chọn xử sự nên đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

>>> Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: 024.6294.9155    

Ví dụ: Xét vụ xe khách bị lũ cuốn trôi gây hậu quả nghiêm trọng tại Hà Tĩnh năm 2010. Ở đây ta có thể thấy lỗi vô ý do quá tự tin cho người lái xe. Ông ta đã không lường trước được tốc độ và sức mạnh của cơn lũ cho rằng xe vẫn có thể kịp băng qua và không được sự khuyến cáo hay ngăn chặn của các cơ quan chức năng. Trước đó tổ cảnh sát chịu trách nhiệm chặn xe trên tuyến đường này đã rút đi khi cho rằng không còn xe nào lưu thông nữa. Đây cũng có thể xét vào lỗi vô ý do quá tự tin.

– Phân biệt lỗi cố ý gián tiếp và lỗi vô ý vì quá tự tin trong hình sự

– Phân biệt lỗi vô ý do quá cẩu thả và sự kiện bất ngờ

– Một số điều lưu ý đối với lỗi cố ý trực tiếp

Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 024.6294.9155  hoặc gửi thư về địa chỉ email: info@hethongphapluat.com.

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Tư vấn luật hình sự miễn phí

– Dịch vụ tư vấn pháp luật hình sự

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.