Một số vấn đề về lương tháng 13

Ngày gửi: 15/01/2020 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL38429

Câu hỏi:

Để bảo vệ quyền lợi cho người lao động, Luật Lao động Việt Nam đã quy định các doanh nghiệp sử dụng lao động phải có chế độ lương hợp lý.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Để bảo vệ quyền lợi cho người lao động, Luật Lao động Việt Nam đã quy định các doanh nghiệp sử dụng lao động phải có chế độ lương hợp lý, trên nguyên tắc công bằng “làm theo lao động, hưởng theo năng lực”. Sau đây Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam xin đưa ra một số ý kiến về lương tháng 13.

Sau 12 tháng làm việc, người lao động không xảy ra sự cố gì, thì doanh nghiệp phải trả đủ khoản tiền “tiết kiệm” lao động ấy cho họ, gọi nôm na là lương tháng 13. Nghĩa là với quy định của Luật Lao động Việt Nam, người lao động mặc nhiên được nhận 12 tháng lương làm việc và 1 tháng lương “tiết kiệm” được trích lại.

Nhiều đại diện doanh nghiệp nhìn nhận, đây là 1 chính sách hợp lý và cần thiết, bảo đảm quyền lợi cho người lao động trong giai đoạn các chế độ tiền lương  xã hội chưa minh bạch.

Đối với các nước, chính sách này hoàn toàn không có, vì người lao động sẽ luôn nhận đủ tiền công thỏa thuận nhận được vào mỗi tháng. Họ không được đòi hỏi thêm gì ngoài tổng số tiền lương thực nhận của mình. Dĩ nhiên trong quá trình làm việc, chủ lao động có thể thưởng thêm cho người làm, thông qua thành tích và thái độ.

Mức thưởng sẽ tùy tính toán của người sử dụng lao động, nhằm gắn kết tình cảm gắn bó giữa 2 bên với nhau. Người lao động không có quyền đòi hỏi tiền thưởng cho mình.

Với khái niệm lương tháng 13, Luật Lao động Việt Nam lại tạo ra 1 cách xử lý khác, là người lao động phải nhận được tháng lương tiết kiệm được trích lại từ 12 tháng lương đã làm việc.

Tháng lương 13 vì thế không có nghĩa là tiền thưởng, mà chính là tiền công lao động được giữ lại, doanh nghiệp phải có trách nhiệm trả đủ.

Những năm gần đây, khi chính sách tiền lương lao động rõ ràng hơn, các doanh nghiệp đều phải tuân thủ những trách nhiệm với người lao động theo luật chung về quyền lợi lao động, vấn đề thỏa thuận mức lương giữa họ và người lao động đã trở nên phổ biến.

Nhiều doanh nghiệp thống nhất trả đủ lương cho người lao động vào hàng tháng, không giữ lại khoản tiết kiệm nào, nên không thể có lương tháng 13.

Vì thế, việc nhiều người căn cứ theo Luật Lao động Việt Nam để đòi hỏi doanh nghiệp phải có phần nhất định có lương tháng 13 vào tháng cuối năm cho người lao động, là 1 yêu cầu khiên cưỡng. Thậm chí n hiều người cho rằng đây là tháng lương thưởng phải có, cũng là lập luận không chính xác. Bởi lẽ nếu chiếu theo những người lao động thời vụ và lao động tự do, rõ ràng họ không bao giờ được hưởng “lương tháng 13”.

Như vậy, cần hiểu lương tháng 13 không phải số tiền thưởng của doanh nghiệp đối với người lao động. Nếu có, đó thật ra là khoản tiền công bị giữ lại hàng tháng, họ phải được nhận đủ. Nếu không, việc người lao động đòi hỏi doanh nghiệp phải phát lương tháng 13 là sai.

Căn cứ vào năng suất lao động, doanh nghiệp có thể thưởng cho những người lao động tích cực, có thành tích cao, chứ không thể thưởng hết cho mọi lao động. Mức thưởng này cũng không thể quy đồng là bằng “tháng lương 13”.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.