Mua lại điện thoại do người khác cướp giật có vi phạm pháp luật không?
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Căn cứ pháp lý
Điều 250 Bộ luật hình sự năm 1999.
Bộ luật tố tụng hình sự 2003
2. Nội dung tư vấn
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn mua 4 chiếc điện thoại của 1 người lạ và đó là những chiếc điện thoại do người đó cướp giật mà có, đây là hành vi xâm phạm quyền sở hữu của người khác, do đó, chiếc điện thoại là vật chứng của hành vi phạm tội.
Thứ nhất, bạn không biết những chiếc điện thoại này do cướp giật mà có, bạn không biết người cầm đồ là người phạm tội thì việc bạn mua 4 chiếc điện thoại đó không phải hành vi vi phạm và bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, bạn sẽ được trả lại số tiền đã bỏ ra để mua 4 chiếc điện thoại đó.
Thứ hai, bạn biết rõ 4 chiếc điện thoại mà bạn mua là tài sản do cướp giật mà có nhưng vẫn thực mua lại và tiêu thụ cho họ. Bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có hoặc tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo quy định tại Điều 250 Bộ luật Hình sự năm 1999 như sau:
"Điều 250. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm .
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp ;
c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;
d) Thu lợi bất chính lớn;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;
b) Thu lợi bất chính rất lớn.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;
b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này."
Theo đó, bạn sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm tùy theo hành vi phạm tội.
Theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 76 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2003 về việc xử lý vật chứng thì vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước. Như vậy, đối với những chiếc điện thoại mà bạn mua từ người phạm tội sẽ được trả lại cho chủ sở hữu của chúng hoặc sung quỹ Nhà nước.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam