Mức án phí và nghĩa vụ nộp án phí trong vụ án tranh chấp lao động mới nhất

Ngày gửi: 22/09/2020 lúc 11:31:12

Mã số: HTPL38363

Câu hỏi:

Xem thêm: Sự vắng mặt của người tham gia tố tụng trong tranh chấp lao động Vừa qua, công ty em có nhận một lô hàng. Sau khi thống nhất chất liệu xong, đặt hàng thì đối tác thay đổi ý kiến. Sếp em quy trách nhiệm cho em và trừ lương của em. Em cảm thấy điều này rất vô lí. Các mail trao dổi với đối tác em vẫn giữ. Em có thể bảo vệ quyền lợi của mình như thế nào và khi khởi kiện thì em phải kiện ở đâu? Em xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Căn cứ vào Điều 132 Bộ luật lao động 2012 quy định về khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất:

“Người bị xử lý kỷ luật lao động, bị tạm đình chỉ công việc hoặc phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất nếu thấy không thoả đáng có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động, với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định.”

Theo như thông tin bạn cung cấp thì căn cứ Điều 132 Bộ luật lao động 2012 nêu trên bạn có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động, với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

Khi bạn có yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Trước tiên bạn phải gửi đơn yêu cầu đến hòa giải viên lao động để yêu cầu hòa giải.

Theo quy định tại Điều 201 Bộ luật lao động 2012 quy định về Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động:

“1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.

3. Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải.

Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.

Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.

Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.

Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên lao động.

Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.

4. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.”

Theo như thông tin bạn cung cấp thì, tranh chấp của bạn không thuộc trường hợp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải theo quy định tại khoản 1 Điều 201 Bộ luật lao động 2012 thì bạn phải giải quyết qua 2 giai đoạn, thông qua hòa giải viên lao động và nếu hòa giải không thành thì sẽ giải quyết tranh chấp tại Tòa án.

Thẩm quyền giải quyết của Toà án về tranh chấp lao động được quy định tại Khoản 1 Điều 31 Bộ Luật tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung năm 2011:

“1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, hoà giải viên lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoà giải không thành hoặc không giải quyết trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp sau đây không nhất thiết phải qua hoà giải tại cơ sở:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người sử dụng lao động; về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về lao động;

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động.”

Như vậy, nếu đã hết thời hạn giải quyết là 5 ngày theo quy định tại Khoản 2 điều 201 Bộ luật lao động 2012 thì chị có thể gửi đơn lên Tòa án nơi công ty chị đóng trụ sở.

*Hồ sơ khởi kiện tại Tòa án báo gồm:

– Đơn khởi kiện (theo mẫu) và các tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện;

– Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân (hoặc hộ chiếu), Sổ hộ khẩu gia đình (có sao y bản chính);

– Các tài liệu liên quan đến quan hệ lao động như: Hợp đồng lao động, hợp đồng học nghề, quyết định xử lý kỷ luật sa thải hoặc quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, biên bản họp xét kỷ luật người lao động,…

– Biên bản hoà giải không thành của Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động đối với tranh chấp lao động cá nhân (nếu có); Biên bản hòa giải không thành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền (nếu có).

– Nếu người sử dụng lao động khởi kiện thì phải nộp thêm các giấy tờ tài liệu về tư cách pháp lý của doanh nghiệp như giấy phép đầu tư, giấy đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập doanh nghiệp; Điều lệ, nội quy lao động, biên bản họp xét kỷ luật người lao động,…

– Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số lượng bản chính, bản sao);

3. Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc về tranh chấp lao động

1. Khái niệm tranh chấp lao động

Khoản 7 Điều 3 BLLĐ 2012 quy định về tranh chấp lao động như sau: “Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động”.

Tranh chấp lao động được phân loại dựa trên một số các căn cứ sau đây:

Căn cứ vào nội dung của tranh chấp: Tranh chấp lao động có thể chia thành các tranh chấp về kỷ luật lao động, sa thải, bồi thường thiệt hại, bảo hiểm xã hội…

Căn cứ vào chủ thể tham gia tranh chấp: Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.

Căn cứ vào đối tượng tranh chấp: Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.

2. Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc về tranh chấp lao động

2.1. Khái niệm thẩm quyền dân sự của Tòa án

Thẩm quyền dân sự của Tòa án là quyền xem xét, giải quyết các vụ việc và quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục tố tụng dân sự của Tòa án.

Khác với thẩm quyền xét xử hành chính và thẩm quyền xét xử hình sự của Tòa án,  thẩm quyền dân sự của Tòa án có những đặc trưng sau:

– Tòa án nhân danh quyền lực nhà nước, độc lập trong việc xem xét giải quyết và ra các phán quyết đối với các vụ việc phát sinh từ các quan hệ mang tính tài sản, nhân thân được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận giữa các chủ thể với nhau;

– Thẩm quyền dân sự của Tòa án được thực hiện theo thủ tục tố tụng dân sự. Do vậy, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung về tố tụng như Tòa án độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, đảm bảo sự vô tư, khách quan…thì Tòa án khi xem xét giải quyết các vụ việc dân sự phải tôn trọng và đảm bảo quyền tự định đoạt của các đương sự. Phạm vi xem xét giải quyết quyết định của Tòa án được giới hạn bởi những yêu cầu mà đương sự đưa ra cũng như trên cơ sở sự thỏa thuận của họ về những vấn đề có tranh chấp.

2.2. Khái niệm thẩm quyền của Tòa án theo loại việc về tranh chấp lao động

Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc là thẩm quyền của Tòa án trong việc thụ lý giải quyết các vụ việc theo thủ tục tố tụng dân sự.

Cơ sở để xác định những loại việc về tranh chấp lao động  thuộc thẩm quyền dân sự của Tòa án đó là việc xác định thẩm quyền phải căn cứ vào tính chất của loại quan hệ pháp luật nội dung mà tòa án cần giải quyết. Ngoài ra, trong một số trường hợp để giảm bớt áp lực về công việc của ngành tòa án, đồng thời xuất phát từ những yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp và tính chất của vụ việc cần giải quyết…pháp luật quy định Tòa án chỉ có thẩm quyền giải quyết sau khi vụ việc đã được các cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước hoặc đương sự đã yêu cầu nhưng cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định.

4. Tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án sơ thẩm

Việc giải quyết tranh chấp  lao động cá nhân tại tòa án căn cứ vào Bộ luật Lao động, Bộ luật Tố tụng dân sự và các văn bản có liên quan. Các hoạt động tố tụng giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án được quy định bao gồm các hoạt động từ khi tiến hành thụ lý đến khi kết thúc một vụ án lao động, thông qua việc ra bản án hoặc quyết định về vụ án đó. Các hoạt động này được thực hiện trong các giai đoạn tố tụng khác nhau gồm: giai đoạn sơ thẩm, giai đoạn phúc thẩm và giai đoạn giám đốc, tái thẩm.

Sơ thẩm các vụ án tranh chấp lao động cá nhân là một hoạt động quan trọng trong toàn bộ các hoạt động giải quyết vụ án lao động. Đây là giai đoạn mà các tài liệu, chứng cứ, tình tiết trong vụ án được đưa ra xem xét, đánh giá và quyết định. Mặt khác, đây là bước đầu tiên trong một loạt các thủ tục pháp lý trong việc giải quyết vụ án lao động. Qua các hoạt động thuộc giai đoạn này, tòa án thực sự thể hiện được quyền tài phán của mình trước các bên tranh chấp và trước xã hội.

Trong giai đoạn sơ thẩm, các hoạt động tố tụng tại tòa án bao gồm: hoạt động thụ lý vụ án lao động, hoạt động chuẩn bị xét xử và hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án lao động.

Tòa án tiến hành thụ lý vụ án lao động nếu có việc khởi kiện vụ án lao động. Việc nhận đơn khởi kiện theo đúng quy định tại Điều 167 Bộ luật Tố tụng dân sự. Tòa án trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, Thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện phải tiến hành thụ lý vụ án nếu thấy vụ án thuộc thẩm quyền. Để thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thực hiện những việc cụ thể sau: Kiểm tra quyền khởi kiện, xem xét về thời hiệu, xem xét về thẩm quyền, xem xét vụ án tranh chấp có thuộc trường hợp phải trả lại đơn khởi kiện hay không, xem xét về án phí.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:024.6294.9155

Theo Điều 171 Bộ luật Tố tụng dân sự khi tòa án xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền của mình thì thông báo ngay cho người khởi kiện biết. Cũng theo điều luật này thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được Thông báo về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí, trừ trường hợp được miễn nộp tiền tạm ứng án phí. Tòa án sẽ thụ lý vụ án kể từ ngày nguyên đơn xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí. Trong trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí thì ngày thụ lý vụ án được tính kể từ ngày nhận được đơn kiện.

Giai đoạn xem xét đơn khởi kiện và thụ lý vụ án là khâu rất quan trọng trong cả quá trình giải quyết vụ án tại tòa án. Đây là giai đoạn đầu tiên của việc giải quyết tranh chấp tại tòa án, do đó việc xác định đúng quan hệ tranh chấp ngay từ giai đoạn xử lý đơn và thụ lý vụ án có ý nghĩa quyết định. Bởi lẽ, chỉ có xác định đúng quan hệ tranh chấp thì Thẩm phán mới có căn cứ để yêu cầu đương sự cung cấp chứng cứ cũng như đánh giá đúng các chứng cứ, tình tiết trong vụ án để chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của đương sự. Trên thực tế, khi giải quyết một số tranh chấp lao động cá nhân Thẩm phán còn lúng túng khi xác định quan hệ tranh chấp. Ví dụ: Khi thụ lý vụ án, hồ sơ khởi kiện đã có những tài liệu thể hiện việc người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc và người lao động khởi kiện vì cho rằng họ bị cho thôi việc trái pháp luật. Trong thông báo thụ lý vụ án, trong bản án đáng lẽ phải ghi ở phần trích yếu là “tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” thì tòa án lại ghi là “tranh chấp về cho thôi việc” hoặc “tranh chấp về hợp đồng lao động”… Tại phần nhận định, nếu người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc không có căn cứ theo Điều 17 Bộ luật Lao động, đáng lẽ phải nhận định là người sử dụng lao động đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì Hội đồng xét xử chỉ nhận định là người sử dụng cho người lao động thôi việc trái pháp luật. Cách gọi như vậy, tuy không sai nhưng không chính xác và không phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động và Bộ luật Tố tụng dân sự về những loại tranh chấp lao động cá nhân thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Việc xác định sai quan hệ tranh chấp sẽ khiến tòa áp dụng không đúng pháp luật về nội dung gây khó khăn trong giải quyết vụ án.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.