Mức hưởng và cách tính phụ cấp đặc thù của giáo viên mới nhất

Ngày gửi: 17/10/2020 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL38767

Câu hỏi:

Cách tính mức hưởng phụ cấp đặc thù nghề của giáo viên? Đối tượng giáo viên được hưởng phụ cấp đặc thù nghề giáo? Quy định về phụ cấp cho giáo viên mới nhất 2021?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Trong thời gian vừa qua, nhà giáo luôn là một trong những chức danh nghề nghiệp được xã hội quan tâm. Là một nghề danh giá và quan trọng với xã hội nhưng dường như mức lương và chế độ chưa tương xứng, có trường hợp còn không đảm bảo cuộc sống ảnh hưởng rất lớn đến tâm huyết ” trồng người” của giáo viên. Để cải thiện mức lương cho giáo viên Chính phủ đã có những chính sách quan tâm như thông qua việc bổ sung một số phụ cấp đặc thù như phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên nghề; mở rộng tiêu chuẩn, tiêu chí nâng lương trước thời hạn cho giáo viên, nhân viên ngành giáo dục…Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, tiền lương nói riêng, thu nhập nói chung của nhà giáo ngày càng được cải thiện. Có thể nói các loại phụ cấp đặc thù đã góp phần khuyến khích động viên các giáo viên được yên tâm công tác nhất là tại các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

1. Quyền lợi của giáo viên

Quyền lợi của giáo viên theo quy định của pháp luật bao gồm:

-Giáo viên được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh.

– Giáo viên được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; được hưởng nguyên lương, phụ cấp và các chế độ khác theo quy định khi được cử đi học.

– Giáo viên được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ. Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo.

– Giáo viên được bảo vệ nhân phẩm, danh dự.

– Giáo viên được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Đối tượng giáo viên được hưởng trợ cấp đặc thù

Căn cứ theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 06 năm 2015 thì phụ cấp lương được định nghĩa như sau:

“Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương”

Như vậy, phụ cấp lương được hiểu là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương.

– Nhà giáo dạy tích hợp: Là nhà giáo vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trong một bài học/học phần/mô đun/môn học;

– Nhà giáo dạy thực hành có một trong các danh hiệu, chứng chỉ, chứng nhận sau trở lên: Nghệ nhân ưu tú, chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 4, chứng nhận bậc thợ 5/6, 6/7 do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.

Như vậy, phụ cấp đặc thù không phải giành cho mọi giáo viên mà chỉ những người liệt kê ở trên mới được hưởng chế độ phụ cấp này

Theo đó, Nghị định số: 113/2015/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp đặc thù đối với nhà giáo dạy tích hợp, nhà giáo là nghệ nhân, người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc đối với nhà giáo dạy cho người khuyết tật, phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo dạy thực hành trực tiếp giảng dạy trong các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường cao đẳng công lập (gọi chung là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập), có hợp đồng làm việc xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn.

Theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định 113/2015/NĐ-CP thì dạy học tích hợp là vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trong một bài học/học phần/mô đun/môn học.

Còn tại Điều 4, 5, 6 của Nghị định quy định về điều kiện hưởng, mức phụ cấp và cách tích hưởng phụ cấp đặc thù đối với nhà giáo dạy tích hợp như sau:

Nhà giáo dạy tích hợp, nhà giáo là nghệ nhân ưu tú trở lên hoặc người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ được hưởng mức phụ cấp đặc thù là 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Theo đó, nhà giáo vừa dạy lý thuyết, vừa dạy thực hành là nghệ nhân ưu tú trở lên hoặc người có trình độ kỹ năng nghề cao, dạy thực hành trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập sẽ được hưởng phụ cấp đặc thù bằng 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).Phụ cấp đặc thù được trả cùng kỳ lương hằng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm.

3. Quy định về mức phụ cấp đặc thù của giáo viên

Căn cứ theo quy định tại điều 12 Luật Viên chức năm 2010, về tiền lương và các chế độ, viên chức được hưởng: Giáo viên được chi trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; Được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa…. hoặc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.

Ngoài ra Căn cứ Nghị định số 113/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 113/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập (sau đây gọi là Nghị định số 113/2015/NĐ-CP).

Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 113/2015/NĐ-CP quy định về cách tính, hưởng phụ cấp đặc thù

Việc tính, hưởng phụ cấp đặc thù hằng tháng đối với nhà giáo dạy tích hợp; nhà giáo dạy thực hành có một trong các danh hiệu, chứng chỉ, chứng nhận sau trở lên: nghệ nhân ưu tú, chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 4, chứng nhận bậc thợ 5/6, 6/7 do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật, quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị định số 113/2015/NĐ-CP như sau:

Tiền phụ cấp đặc thù = {[Hệ số lương theo ngạch, hạng, bậc hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng] x Mức lương cơ sở}/ (Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm /12 tháng) x Số giờ dạy tích hợp, dạy thực hành thực tế trong tháng x 10%.

Tại Điều 5 Nghị định 113/2015/NĐ-CP nêu trên, mức hưởng phụ cấp đặc thù của giáo viên gồm 10% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Nghỉ bù đối với giáo viên sinh con vào thời gian nghỉ hè

Mà mức lương hiện hưởng được tính theo số giờ dạy tích hợp, dạy thực hành thực tế. Do đó, Điều 3 Thông tư 22 nêu cụ thể công thức tính phụ cấp đặc thù của giáo viên như sau:

Phụ cấp đặc thù = [(hệ số lương theo hạng, bậc hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x mức lương cơ sở/ (Định mức giờ giảng trong một năm/12 tháng) x số giờ dạy tích hợp, dạy thực hành thực tế trong tháng x 10%

Trong đó:

– Hệ số lương theo hạng, bậc; Hệ số phụ cấp chức vụ: Được nêu chi tiết tại phụ lục ban hành kèm Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

– Hệ số thâm niên vượt khung (nếu có): 5% mức lương của bậc lương cuối cùng.

– Mức lương cơ sở: Hiện nay, mức lương cơ sở đang là 1,49 triệu đồng/tháng; Từ 01/7/2020 trở đi mức lương cơ sở tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng (theo Nghị quyết 86/2019/QH14).

– Định mức giờ giảng: Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH, định mức giờ giảng là số giờ chuẩn cho mỗi nhà giáo phải giảng dạy, được quy định theo năm học:

Một giờ dạy lý thuyết: 45 phút được tính bằng 01 giờ chuẩn;

Giáo viên nghỉ thai sản trùng nghỉ hè, có được nghỉ bù không?

Một giờ dạy tích hợp (kết hợp cả lý thuyết và thực hành): 60 phút được tính bằng 01 giờ chuẩn;

Một giờ dạy thực hành: 60 phút được tính bằng 01 giờ chuẩn.

Đặc biệt, phụ cấp đặc thù được trả cùng kỳ lương hàng tháng cũng như không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

4. Các ví dụ cụ thể về phụ cấp đặc thù cho giáo viên

Ví dụ 1: Nhà giáo A là Trưởng khoa, giảng dạy tích hợp trong trường cao đẳng; hệ số lương hiện hưởng 4,98; hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,45; mức phụ cấp thâm niên vượt khung hiện hưởng 5%; mức lương cơ sở 1.300.000 đồng; định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm là 450 giờ; số giờ dạy tích hợp thực tế trong tháng là 20 giờ. Tiền phụ cấp đặc thù mà nhà giáo A được hưởng hằng tháng tính như sau:

Tiền phụ cấp đặc thù = [(4,98 0,45 5% x 4,98) x 1.300.000 đồng] / (450 giờ/12 tháng) x 20 giờ x 10% = 393.744 đồng.

Ví dụ 2: Nhà giáo B là nhà giáo dạy thực hành trong trường cao đẳng; có chứng nhận bậc thợ 6/7; hệ số lương hiện hưởng 3,66; mức lương cơ sở 1.300.000 đồng; định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm là 400 giờ; số giờ dạy thực hành thực tế trong tháng là 35 giờ. Tiền phụ cấp đặc thù mà nhà giáo B được hưởng hằng tháng tính như sau:

Tiền phụ cấp đặc thù = (3,66 x 1.300.000 đồng) / (400 giờ /12 tháng) x 35 giờ x 10% = 499.590 đồng.

Riêng phụ cấp đặc thù, theo quy định tại điều 4 Nghị định 113/2015/NĐ-CP của Chính phủ, phụ cấp này được áp dụng với nhà giáo dạy tích hợp, nhà giáo là nghệ nhân, người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành.

Để hướng dẫn cụ thể về các đối tượng được hưởng phụ cấp đặc thù, điều 3 Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH nêu rõ, phụ cấp đặc thù áp dụng với: Nhà giáo dạy tích hợp: Là nhà giáo vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trong một bài học/học phần/mô đun/môn học; Nhà giáo dạy thực hành có một trong các danh hiệu, chứng chỉ, chứng nhận sau trở lên: Nghệ nhân ưu tú, chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 4, chứng nhận bậc thợ 5/6, 6/7 do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.Như vậy, phụ cấp đặc thù không phải giành cho mọi giáo viên mà chỉ những người liệt kê ở trên mới được hưởng.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.