Nghỉ không xin phép phải bồi thường như thế nào?

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL37905

Câu hỏi:

Em làm trong một công ty may và được đào tạo hơn 1 tháng trước khi kí hợp đồng. vừa qua em có nghỉ không phép 6 ngày. Sau khi công ty hỏi em có muốn làm nữa không thì em trả lời không rồi công ty sa thải em. Lương tháng 1 em vẫn chưa được nhận (em nghỉ tháng 2) mà bên phía công ty nói khoảng 2 tháng sau em đến thanh lí hợp đồng, thanh toán tiền bồi thường cho công ty em mới đươc lấy lương. Vậy em có được nhận lương tháng 1 không và phải bồi thường gì không? sau bao lâu em được yêu cầu thanh lí hợp đồng ạ!

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Theo như nội dung bên bạn trình bày, hiện tại bạn được đào tạo hơn 1 tháng trước khi ký hợp đồng. Tuy nhiên như bạn vừa nêu rõ, bạn nghỉ không phép 6 ngày và phía công ty áp dụng hình thức sa thải đối với bạn.

Hiện tại, theo quy định của Bộ luật lao động 2012, Nghị định 05/2015/NĐ – CP áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải trong trường hợp:

“Điều 31. Kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc

1. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc hoặc 20 ngày làm việc cộng đồn trong phạm vi 365 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

2. Người lao động nghỉ việc có lý do chính đáng trong các trường hợp sau:

b) Bản thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;

c) Các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.”

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Nếu khi bạn bị xử lý kỷ luật lao động, công ty sẽ tiến hành thủ tục xử lý kỷ luật người lao động theo đúng trình tự mà pháp luật quy định. Tuy nhiên, như bạn trình bày, bạn không đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nên sẽ không bồi thường theo quy định tại Điều 43 Bộ luật lao động 2012.

“Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”

Sau khi có quyết định sa thải thì bên công ty có trách nhiêm chi trả khoản tiền lương còn lại của bạn là lương tháng 1.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Bồi thường tai nạn lao động khi không có lỗi của doanh nghiệp

– Quy định về xử lý bồi thường thiệt hại trong Luật lao động

– Bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155  để được giải đáp.

Hình thức kỷ luật đối với viên chức nghỉ làm không xin phép

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Luật sư tư vấn luật trực tuyến qua tổng đài

– Số điện thoại tư vấn pháp luật miễn phí

– Tư vấn luật lao động miễn phí qua điện thoại

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.