Nghĩa vụ cấp dưỡng và quyền thăm nom con khi ly hôn

Ngày gửi: 11/02/2019 lúc 11:31:12

Mã số: HTPL35088

Câu hỏi:

Con gái tôi mới ly hôn chồng và được tòa án xử cho phép trực tiếp nuôi con, bố của đứa bé phải có nghĩa vụ cấp dưỡng hàng tháng là 5.000.000 đồng, đồng thời hàng tuần được gặp con. Tuy nhiên để lấy được tiền cấp dưỡng con gái tôi phải rất khó khăn, phải gọi điện nhắn tin, hẹn gặp… và tháng nào tiền cấp dưỡng cũng đến không đúng hạn, có tháng còn sang cả đầu tháng sau mới đưa. Gia đình chúng tôi rất bức xúc vì việc này. Vậy cho hỏi chúng tôi có thể làm gì để bố đứa bé phải nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng? Nếu bây giờ tôi muốn không cho cháu tôi gặp bố nó nữa vì lý do là bố nó không chịu đưa tiền cấp dưỡng thì có được không?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Khoản 2 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.”

Trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thì những người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được Luật hôn nhân và gia đình quy định như sau:

Điều 119. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:

a) Người thân thích;

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.”

Đồng thời, Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự,… mặc dù không quy định trực tiếp biện pháp xử phạt đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng nhưng hành vi này được quy định chung tại điểm a khoản 3 Điều 52 như sau:

“3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

Về việc không muốn cho con nhận cha hoặc cho cha con gặp nhau. Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, hành vi này là vi phạm quy định về quyền nhận cha, mẹ của con và quyền nhận con của cha, mẹ. Đồng thời, không ai có quyền ngăn cản việc người cha gặp con của mình vì khoản 3 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình đã quy định:

“3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155  để được giải đáp.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.