Người lao động gây thiệt hại 15 triệu đồng có bị sa thải không? Có được sa thải khi người lao động vô ý làm hỏng tài sản của công ty.

Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:13

Mã số: LD30

Câu hỏi:

Xin chào luật sư, tôi có tình huống này mong được luật sư tư vấn cho như sau: Anh M làm việc cho công ty A theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ 20/1/2009. Ngày 3/5/2013, do sơ suất trong quá trình vận hành máy, M đã gây hậu quả sản phẩm của công ty bị sai kỹ thuật, giá trị thiệt hại của lô sản phẩm lên tới 15 triệu đồng. Trước sự việc này công ty ra quyết định tạm đình chỉ và M được ứng 50% tiền lương. Sau 2 tháng tạm đình chỉ công việc, M được triệu tập đến họp để xử lý kỷ luật nhưng M không đến. Ngày 8/7/2013, Giám đốc công ty ra quyết định sa thải M với lý do M có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của công ty đồng thời yêu cầu M bồi thường thiệt hại toàn bộ lô hàng. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 9/7/2013. Tuy nhiên đến ngày 15/7/2013 M mới nhận được quyết định. M đã làm đơn khởi kiện ra tòa án. Hỏi:

1, Việc tạm đình chỉ công việc của M có hợp pháp không? Vì sao?

2, Quyết định sa thải của công ty đối với M là đúng hay sai?

Mong nhận được phản hổi sớm của luật sư, tôi xinn trân thành cảm ơn!

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Khoản 1, Điều 129 Bộ luật Lao động 2012 có quy định về quyền tạm đình chỉ công việc đối với Người lao động của người sử dụng lao động như sau:

Điều 129. Tạm đình chỉ công việc

1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở”

Thứ nhất, lỗi của M là do sơ suất vận hành máy móc không đúng quy trình khiến cho lô hàng của công ty bị sai kỹ thuật. Anh M gây ra lỗi này là do sơ suất nhất thời, không phải do lỗi cố ý nên chwua có ký di nài để khẳng định rằng nếu như cho phéo anh M tiếp tục làm việc thì có thể gây khó khăn cho việc xác minh vụ việc nên công ty vẫn có thể cho phép anh M tiếp tục làm việc.

Thứ hai, việc tạm đình chỉ công việc đối với anh M của công ty cũng chưa tham khảo qua ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

Khoản 2, Điều 129 Bộ luật lao động 2012 quy định như sau:

2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc

Xét về mức độ thiệt hại do anh M gây ra thì chưa nghiêm trộng đến mức phải áp dụng tạm đình chỉ 90 ngày. Mà sau khi tạm đình chỉ với anh M công ty không nhận anh M trở lại làm việc mà lại ra quyết định sa thải . Như vậy với những lý do nêu trên thì công ty A vừa vi phạm quy định của pháp luạt, vừa vi phạm nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động.

Quyết định sa thải của công ty đối với M là sai vì căn cứ theo Điều 126, Bộ luật lao động 2012 quy định về các tr\ừng hợp được áp dụng hình thức xử lý kỉ luật sa thải như sau:

Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

Tuy anh M gấy thiệt hại nhưng mức độ là 15 triệu, chưa vượt quá 10 tháng tiền lương tối thiểu vùng đồng thời looic của anh M là lỗi do sơ suất nên việc công ty dựa vào lỗi và mức độ gây thiệt hại để ra quyết định sa thải là sai. Hơn nữa công ty lại ra quyết định sa thải sau khi ra quyết định tạm đình chỉ công việc, như vậy công ty đã ra hai quyết định xử lý kỷ luật đối với cùng một hành vi vi phạm của anh M nên đã vi phạm nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động

Như vậy với lý do trên thì quyết định sa thải của công ty A đối với anh M là sai.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.