Người lao động gây thiệt hại có phải bồi thường cho công ty không?
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Căn cứ pháp lý
Bộ luật lao động 2012
Nghị dịnh 95/2013/NĐ-CP
2. Nội dung tư vấn
Theo thông tin bạn tình bày, khi làm thanh toán đợt 2 cho khách hàng, bạn đã kẹp nhầm cả biên bản đã thanh toán từ đợt 1 vào nên bị chuyển khoản thừa tiền cho khách hàng. Tuy nhiên trước khi chuyển khoản thì bạn đưa hồ sơ cho Trưởng phòng kiểm tra lại công nợ và ký đồng ý mới được chuyển tiền. Việc chuyển thừa tiền cho khách hàng là hành vi gây thiệt hại về tài sản cho công ty. Thiệt hại này xảy ra do cả lỗi của bạn (do sơ suất nên kẹp nhầm biên bản thanh toán đợt 1 vào hồ sơ thanh toán đợt 2) và lỗi của Trưởng phường (không kiểm tra kĩ hồ sơ bạn gửi lên nên không phát hiện sai sót và đã ký đồng ý). Về trách nhiệm bồi thường của người lao động khi gây thiệt hại, khoản 1 Điều 130 Bộ luật lao động 2012 quy định:
Điều 130. Bồi thường thiệt hại
1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
Như đã phân tích ở trên, cả bạn và Trưởng phòng đều có lỗi trong việc gây ra thiệt hại cho công ty nên hai người cùng chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này, bạn cần xác định giá trị tiền chuyển khoản nhầm cho khách hàng là bao nhiêu. Nếu số tiền chuyển nhầm có giá trị từ 10 tháng lương tối thiểu vùng trở xuống thì bạn có trách nhiệm bồi thường nhiều nhất là 1,5 tháng tiền lương của mình. Nếu số tiền chuyển nhầm có giá trị lớn hơn 10 tháng lương tối thiểu vùng, bạn có nghĩa vụ bồi thường cho công ty 50% giá trị tiền chuyển nhầm. Vì vậy bạn cần liên hệ với công ty để thực hiện đúng nghĩa vụ bồi thường của mình.
Thứ hai, về việc công ty giữ lương của người lao động
Tại khoản 2 Điều 47 Bộ luật lao động 2012 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
Như vậy chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày bạn chấm dứt hợp đồng lao động, công ty có trách nhiệm thanh toán đầy đủ tiền lương cho bạn nên cho đến thời điểm này công ty vẫn giữ lương của bạn là trái với quy định pháp luật. Đối với vi phạm này công ty bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị dịnh 95/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP) như sau:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua tổng đài: 024.6294.9155
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
Trong trường hợp này bạn có thể tố cáo hành vi vi phạm của công ty tới cơ quan có thẩm quyền.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam