Nguyên tắc thanh toán đối với các loại hợp đồng trong đấu thầu
Ngày gửi: 26/09/2020 lúc 11:31:12
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Theo quy định của Nghị định 63/2014/NĐ – CP hướng dẫn luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. Nội dung bạn đưa ra chính là hoạt động tạm ứng hợp đồng. Theo đó pháp luật có quy định như sau:
1. Tạm ứng hợp đồng là khoản kinh phí được ứng trước cho nhà thầu để triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng.
2. Tùy theo quy mô, tính chất của gói thầu để xác định mức tạm ứng phù hợp. Trong hợp đồng phải nêu rõ về mức tạm ứng, thời điểm tạm ứng, bảo lãnh tạm ứng, thu hồi tạm ứng; trách nhiệm của các bên trong việc quản lý, sử dụng kinh phí tạm ứng; thu giá trị của bảo lãnh tạm ứng trong trường hợp sử dụng kinh phí tạm ứng không đúng mục đích.
3. Nhà thầu chịu trách nhiệm quản lý việc sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả. Nghiêm cấm việc tạm ứng mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích.
4. Đối với việc sản xuất các cấu kiện, bán thành phẩm có giá trị lớn, một số vật liệu phải dự trữ theo mùa thì trong hợp đồng phải nêu rõ về kế hoạch tạm ứng và mức tạm ứng để bảo đảm tiến độ thực hiện hợp đồng.
4. Thủ tục ký kết hợp đồng trong đấu thầu với nhà đầu tư
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài luôn phải đi kèm với việc xây dựng, cải thiện lại hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu đầu tư. Tuy nhiên, trong bối cảnh, nguồn ngân sách của nước ta còn hạn hẹp, không đáp ứng đủ nhu cầu hoàn thiện cơ sở hạ tầng, việc ký kết các Hợp đồng BOT (Hợp đồng Xây dựng, Kinh doanh, Chuyển giao), Hợp đồng BTO (Hợp đồng Xây dựng, Chuyển giao, Kinh doanh), Hợp đồng BT (Hợp đồng Xây dựng, Chuyển giao),… đang thể hiện vai trò ngày càng cao của chúng, đóng góp to lớn vào công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Việc ký kết các Hợp đồng BOT, Hợp đồng BT, Hợp đồng BTO, Hợp đồng BOO (Hợp đồng Xây dựng, Sở hữu, Kinh doanh),… được quy định cụ thể tại Mục 2, Chương VIII, Luật Đấu thầu 2013.
Theo đó, điều kiện để ký kết các hợp đồng nói trên được quy định tại Điều 70, Luật Đấu thầu 2013 như sau:
a) Tại thời điểm ký kết, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà đầu tư được lựa chọn còn hiệu lực.
b) Tại thời điểm ký kết, nhà đầu tư được lựa chọn phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về năng lực kỹ thuật, tài chính để thực hiện dự án. Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền tiến hành xác minh thông tin về năng lực của nhà đầu tư, nếu vẫn đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án thì mới tiến hành ký kết hợp đồng.
c) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải bảo đảm các điều kiện về vốn góp của Nhà nước, mặt bằng thực hiện và các điều kiện cần thiết khác để triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ.
Về hồ sơ để thực hiện việc ký kết các hợp đồng nói trên được quy định cụ thể tại Điều 69, Luật Đấu thầu 2013. Hồ sơ gồm có:
a) Văn bản hợp đồng;
b) Phụ lục hợp đồng (nếu có);
c) Biên bản đàm phán hợp đồng;
d) Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
đ) Văn bản thỏa thuận của các bên về điều kiện của hợp đồng, bao gồm điều kiện chung, điều kiện cụ thể;
e) Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà đầu tư được lựa chọn;
g) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
h) Các tài liệu có liên quan.
Lưu ý: Khi có sự thay đổi các nội dung thuộc phạm vi của hợp đồng, các bên phải ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:024.6294.9155
Về trình tự ký kết hợp đồng được thực hiện như sau: Sau khi lựa chọn được nhà đầu tư, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng với nhà đầu tư được lựa chọn hoặc với nhà đầu tư được lựa chọn và doanh nghiệp dự án (Điều 71, Khoản 1, Luật Đấu thầu 2013).
Một vài lưu ý trong quá trình ký kết hợp đồng giữa các cơ quan nhà nước và các nhà đầu tư được lựa chọn hay các doanh nghiệp dự án như sau:
a, Đối với nhà đầu tư liên danh, tất cả các ngành viên liên danh phải trực tiếp ký, đóng dấu (nếu có) vào văn bản hợp đồng. Hợp đồng ký kết giữa các bên phải tuân thủ các quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan (Điều 71, Khoản 1, Luật Đấu thầu 2013).
b, Hợp đồng được ký kết giữa các bên phải phù hợp với nội dung trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, kết quả đàm phán hợp đồng, quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư và văn bản thỏa thuận đầu tư (Điều 71, Khoản 2, Luật Đấu thầu 2013).
Như chúng ta đã biết, đi đến ký kết hợp đồng tức là các bên chủ thể đã hoàn toàn thống nhất ý chí với nhau và đạt được những thỏa thuận được ghi nhận trong hợp đồng. Tuy nhiên, đối với các loại hợp đồng nói trên, do một bên chủ thể tham gia ký kết hợp đồng là các cơ quan nhà nước, vì vậy các hợp đồng này vẫn mang tính chất quyền uy. Nhưng cũng không thể nói rằng, các doanh nghiệp dự án hay các nhà đầu tư được lựa chọn sẽ gặp bất lợi khi tham gia ký kết các hợp đồng này, bởi Nhà nước sẽ quy định các chế độ ưu đãi dành cho các chủ đầu tư được lựa chọn hay các doanh nghiệp dự án ví dụ như việc ký kết các hợp đồng để thực hiện các dự án khác, các ưu đãi về thuế,… .
Tóm lại, với những quy định trên của Luật Đấu thầu 2013, cũng đã góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước bền vững.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam