Nguyên tắc và căn cứ đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức

Ngày gửi: 11/10/2020 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL34364

Câu hỏi:

Đánh giá và phân loại cán bộ công chức được tuân thủ theo những nguyên tắc và căn cứ dựa theo Nghị định 56/2015/NĐ-CP cụ thể như sau:

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Căn cứ pháp lý:

– Luật Cán bộ, công chức năm 2010;

– Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi năm 2019;

Nghị định 56/2015/NĐ-CP;

Hướng dẫn 1326/HD-UBDT năm 2015;

Nghị định 88/2017/NĐ-CP.

Nội dung tư vấn: 

1. Khái niệm cán bộ, công chức

– Cán bộ được quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2010 là một công dân Việt Nam, được phê chuẩn, bầu cử hoặc bổ nhiệm để giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội ở các cấp từ trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện và nằm trong biên chế, hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước.

– Công chức được quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi năm 2019 là một công dân Việt Nam, nằm trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, được bổ nhiệm, tuyển dụng vào các chức vụ, chức danh, ngạch tương ứng với vị trí việc làm của mình trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Nhà nước, của các tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; các cơ quan, đơn vị thuộc khối Công an nhân dân nhưng không phải là sĩ quan, công nhân công an, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp; các cơ quan, đơn vị thuộc khối Quân đội nhân dân nhưng không phải là sĩ quan, công nhân quốc phòng, quân nhân chuyên nghiệp.

2. Nguyên tắc đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức

Việc đánh giá và phân loại cán bộ công chức được tuân thủ theo những nguyên tắc dựa theo quy định tại Điều 3 Nghị định 56/2015/NĐ-CPHướng dẫn 1326/HD-UBDT năm 2015 cụ thể như sau:

Đối với cán bộ sẽ do cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ đánh giá;

Đối với công chức, viên chức sẽ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của họ thực hiện việc đánh giá. Đồng thời cấp nào, người nào thực hiện việc đánh giá thì sẽ đồng thời thực hiện việc phân loại và người đó, cấp đó phải chịu trách nhiệm về quyết định phân loại, đánh giá của mình.

– Bảo đảm tính khách quan, công bằng, chính xác và không để tình trạng trù dập, thiên vị, nể nang, hình thức xảy ra.

– Cơ sở của việc đánh giá, phân loại:

Dựa vào kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý; Dựa vào kết quả hoạt động của đơn vị được giao phụ trách, quản lý đối với viên chức quản lý. 

Lưu ý là khi xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan, đơn vị sẽ không được cao hơn mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cả cơ quan, đơn vị, tổ chức đó.

– Căn cứ vào nhiệm vụ, chức trách được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức thực hiện việc đánh giá. Trong quá trình đánh giá cần phải là rõ các nội dung sau: tồn tại, hạn chế, khuyết điểm và ưu điểm về phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức, viên chức.

3. Căn cứ đánh giá cán bộ, công chức, viên chức

  • Một là, đối với cán bộ sẽ dựa vào các căn cứ sau đây để đánh giá:

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.