Nhà thầu rút khỏi liên danh sau khi đã kí kết hợp đồng
Ngày gửi: 18/06/2019 lúc 11:31:12
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Căn cứ pháp lý
2. Nội dung tư vấn
Câu 1:
Thanh lý hợp đồng với nhà thầu C được đặt ra trong các trường hợp quy định tại Điều 147 Luật Xây dựng 2014:
“a) Các bên hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng
b) Hợp đồng xây dựng bị chấm dứt hoặc hủy bỏ theo quy định của pháp luật.”
Trong trường hợp của nhà thầu C, nghĩa vụ của hợp đồng, tức việc xây dựng công trình chưa được hoàn thành do vậy không thể áp dụng việc các bên hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng làm căn cứ để thực hiện thanh lý hợp đồng với nhà thầu C.
Bên cạnh đó, có thể xem xét việc hợp đồng bị hủy bỏ hoặc bị chấm dứt để ghi nhận vấn đề có được thanh lý hợp đồng với nhà thầu C hay không như sau:
Bên nhận thầu có quyền chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:
– Bên giao thầu bị phá sản, giải thể hoặc chuyển nhượng hợp đồng xây dựng cho người hoặc tổ chức khác mà không có sự chấp thuận của bên nhận thầu;
– Sau 56 ngày liên tục công việc bị dừng do lỗi của bên giao thầu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
– Bên giao thầu không thanh toán cho bên nhận thầu sau 56 ngày kể từ ngày bên giao thầu nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Do không nói rõ nguyên nhân việc yêu cầu chấm dứt hợp đồng do vậy có thể xem xét những tình huống sau:
– Nếu việc nhà thầu C chấm dứt hợp đồng không xuất phát từ những nguyên nhân nêu trên quy định tại Điều 41 Nghị định 37/2015/NĐ-CP thì không được thanh lý hợp đồng.
– Nếu việc nhà thầu C chấm dứt hợp đồng do một trong các nguyên nhân nêu trên thì đó có thể được xem là căn cứ để thanh lý hợp đồng giữa các bên.
Câu 2:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của phía chủ đầu tư được ghi nhận cụ thể tại Điều 41 Nghị định 37/2015/NĐ-CP:
“Bên giao thầu có quyền chấm dứt hợp đồng trong trường hợp bên nhận thầu từ chối thực hiện công việc theo hợp đồng hoặc năm mươi sáu ngày liên tục không thực hiện công việc theo hợp đồng, dẫn đến vi phạm tiến độ thực hiện theo thỏa thuận hợp đồng, trừ trường hợp được phép của bên giao thầu.”
Như vậy, nếu nhà thầu C không thi công, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng mà không được phép của chủ đầu tư, phía chủ đầu tư hoàn toàn có quyền chấm dứt hợp đồng trong trường hợp này.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong đấu thầu quy định tại Điều 89 Luật Đấu thầu 2013 không đặt ra trách nhiệm liên quan tới việc cho một nhà thầu khác thay thế vị trí của nhà thầu trước đó trong thỏa thuận liên danh.
Khi đó, liên danh nhà thầu A B có thể đề xuất với chủ đầu tư về việc bổ sung nhà thầu D thay thế nhà thầu C để tiếp tục thực hiện hợp đồng, đảm bảo tiến độ và hiệu quả công việc. Căn cứ trên đề xuất của liên danh nhà thầu A B, chủ đầu tư có thể ký kết phụ lục hợp đồng yêu cầu nhà thầu D thay thế công việc của nhà thầu C. Tuy nhiên, nhà thầu D phải đáp ứng đủ các điều kiện về năng lực, kinh nghiệm, tài chính và kỹ thuật theo hồ sơ mời thầu. Bên cạnh đó, nhà thầu D phải thực hiện công việc đảm bảo chất lượng, không làm phát sinh các chi phí so với hợp đồng ban đầu các bên thỏa thuận.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam