Những điểm mới khắc phục khó khăn trong Bộ luật hình sự 2015
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
* Cơ sở pháp lý:
Bộ luật hình sự 1999
Bộ luật hình sự 2015
Câu 1: Khó khăn khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ trong Bộ luật hình sự 1999 và Bộ luật hình sự 2015.
– Cải tạo không giam giam giữ là một trong các hình phải chính được quy định tại Điều 28 Bộ luật hình sự năm 1999 và Điều 32 Bộ luật hình sự năm 2015.
– Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ sáu tháng đến ba năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật hình sự quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội theo quy định tại Điều 31 Bộ luật hình sự năm 1999 và Điều 36 Bộ luật hình sự năm 2015. Như vậy, trong Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về cải tạo không giam giữ không có gì thay đổi so với Bộ luật hình sự 1999.
– Khoản 2 Điều 31 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định:
"Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó."
– Việc giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú, giám sát, giáo dục đã nảy sinh một số khó khăn bất cập như sau:
Sau khi Tòa án xét xử, giao người bị kết án cho cơ quan, tổ chức hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã và gửi quyết định thi hành án đến cơ quan, tổ chức hoặc UBND cấp xã để thi hành. Nhưng khi quyết định thi hành án gửi đến cơ quan, tổ chức để giám sát, giáo dục thì một số đối tượng đã chuyển đến địa phương khác sinh sống nên việc giám sát, giáo dục không thể thực hiện được vì người bị kết án không trực tiếp nhận được quyết định thi hành án.
Khoản 3 Điều 31 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: "Người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt, Toà án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án." Theo quy định này, việc người bị kết án bị khấu trừ thu nhập không được quy định rõ ràng khấu trừ theo tháng hay theo năm, khấu trừ trong suốt thời gian thi hành án hay bao lâu gây ra khó khăn cho cơ quan tố tụng.
– Căn cứ vào Điều 34 Bộ luật hình sự năm 2015 về hình phạt cảnh cáo như sau:
Điều 34. Cảnh cáo
Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.
– Trong đó, phạm tội ít nghiêm trọng được quy định tại Khoản 1 Điều 9 Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:
1. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
– Có nhiều tình tiết giảm nhẹ tức là có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên theo quy định tại Điều 51 Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự năm 2015:
Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
m) Phạm tội do lạc hậu;
n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
r) Người phạm tội tự thú;
s) Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;
t) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm;
u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
x) Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng.
2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Tòa án không được áp dụng hình phạt cảnh cáo với người phạm tội nếu thiếu một trong các điều kiện nêu trên. Khi áp dụng hình phạt cảnh cáo, tòa án phải cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Câu 3: Những quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 góp phần khắc phục những vướng mắc trong thi hành các án phạt không tước tự do.
– Căn cứ vào Điều 32 Bộ luật hình sự năm 2015 về các hình phạt đối với người phạm tội như sau:
Điều 32. Các hình phạt đối với người phạm tội
1. Hình phạt chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Cải tạo không giam giữ;
d) Trục xuất;
đ) Tù có thời hạn;
e) Tù chung thân;
g) Tử hình.
2. Hình phạt bổ sung bao gồm:
a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
b) Cấm cư trú;
c) Quản chế;
d) Tước một số quyền công dân;
đ) Tịch thu tài sản;
e) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;
g) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.
3. Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.
– Trong đó các hình phạt không tước tự do bao gồm:
Mức hình phạt tại Khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015Cảnh cáo
Phạt tiền
Cải tạo không giam giữ
Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
Tước một số quyền công dân
Tịch thu tài sản
– Các dấu hiệu cơ bản của hình phạt không tước tự do:
Người bị kết án không bị cách ly khỏi xã hội.
Bộ luật hình sự năm 2015 mới nhất hiện đang áp dụng 2020Tính chất cưỡng chế của hình phạt không tước tự do thấp hơn hình phạt tù:
Việc thi hành hình phạt không tước tự do được thực hiện bởi nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau.
Điều kiện áp dụng và các hậu quả pháp lý phát sinh từ các hình phạt không tước tự do cũng mang tính chất đặc thù.
Hình phạt không tước tự do gồm một số hình phạt chính và hình phạt bổ sung.
Việc thi hành hình phạt không tước tự do phát huy vai trò của cộng đồng trong việc giáo dục, cải tạo người phạm tội.
– Bộ luật hình sự 2015 đã có những quy định mới khắc phục phần nào những vướng mắc trong thi hành các án phạt không tước tự do. Chẳng hạn, đối với hình phạt tiền:
Điều 30 Bộ luật hình sự 1999 quy định:
"Điều 30. Phạt tiền
1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người phạm tội ít nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
2. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm các tội về tham nhũng, ma tuý hoặc những tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
3. Mức phạt tiền được quyết định tuỳ theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm được thực hiện, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động giá cả, nhưng không được thấp hơn một triệu đồng.
4. Tiền phạt có thể được nộp một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do Toà án quyết định trong bản án."
Điều 35 Bộ luật hình sự 2015 quy định:
"Điều 35. Phạt tiền
1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với các trường hợp sau đây:
a) Người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định;
b) Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
2. Hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
3. Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động của giá cả, nhưng không được thấp hơn 1.000.000 đồng.
4. Hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mại phạm tội được quy định tại Điều 77 của Bộ luật này."
Như vậy có thể thấy quy định trong Bộ luật hình sự 2015 cụ thể hơn quy định trong Bộ luật hình sự 1999 về các hình phạt không tước tự do. Từ đó có thể khắc phục được những vướng mắc trong việc thi hành các hình phạt không tước tự do theo Bộ luật hình sự 1999.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam