Nhượng quyền thương hiệu là gì? Quy định về nhượng quyền thương hiệu?
Ngày gửi: 13/01/2020 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam về nhượng quyền thương hiệu theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật sở hữu trí tuệ khác, vui lòng liên hệ: 024.6294.9155 để được tư vấn – hỗ trợ!Để các doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường so với các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kinh doanh trước đó với bề dày kinh nghiệm về thương hiệu, về thị phần trên thị trường, về hàng hóa, khách hàng mà họ đã tích lũy thì liệu một công ty, một doanh nghiệp mới cạnh tranh và trụ vững, tồn tại cạnh tranh được không thì đó là một vấn đề nan giải. Vậy giải pháp là để tiết kiệm thời gian chi phí, về việc tạo dựng thương hiệu và các hoạt động trong sản xuất kinh doanh là các doanh nghiệp ký hợp đồng nhượng quyền thương hiệu cho các cá nhân, tổ chức khác những bí quyết công nghệ, sản phẩm hàng hóa của mình nhằm quảng bá cho thương hiệu, sản phẩm, hai bên cùng có lợi. Ở Việt Nam hiện nay cũng có khá nhiều trường hợp nhượng quyền thương hiệu phổ biến như cà phê Trung Nguyên, phở 24, chuỗi các cửa hàng KFC, lotteria, pizza hút…góp phần giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp, giảm chi phí kinh doanh.
Theo quy định tại Điều 284 Luật thương mại năm 2005 thì nhượng quyền thương mại hay còn gọi là thương hiệu thực chất nó là một hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi nhuận mà trong đó bên nhượng quyền cho phép và có thể yêu cầu bên nhận quyền thương mại có thể tự mình thực hiện quá trình cung ứng dịch vụ, mua bán hàng hóa với các điều kiện như sau:
Khi bên nhận quyền kinh doanh hàng hóa dịch vụ có gắn các nhãn hiệu cho các sản phẩm của bên nhượng quyền và các thông tin có liên quan đến bên nhượng quyền thì bên nhận quyền theo tuân theo quy định của các cách thức tổ chức kinh doanh của bên nhượng quyền đưa ra.
Theo quy định của pháp luật thì bên nhận quyền phải chịu tất cả mọi sự giám sát của bên nhượng quyền và bên nhượng quyền có trách nhiệm giúp đỡ thực hiện các công việc nhằm điều hành các hoạt động kinh doanh cho các bên nhượng quyền.
Hiện nay, theo quy định của Luật thương mại năm 2005, Nghị định 35/2008/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bằng Nghị định 08/2018/NĐ-CP và các thông tư, văn bản có liên quan đến nhượng quyền thương mại thì điều kiện để bên nhượng quyền cho bên nhận quyền khi mà các hệ thống kinh doanh, của bên nhượng quyền dự định chuyển nhượng phải đã hoạt động ít nhất một năm mới đáp ứng đủ điều kiện chuyển nhượng quyền thương mại cho người khác.
Để được nhượng quyền thương hiệu được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật thì các bên phải ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật dân sự hoặc bằng các hình thức khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật yêu cầu.
Trong hợp đồng nhượng quyền thương mại phải quy định rõ các quyền và nghĩa vụ của cả hai bên là bên có thương hiệu và bên nhận quyền và trách nhiệm đăng ký việc nhượng quyền thương hiệu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Quyền của thương nhân nhượng quyền
Kiểm tra, kiểm soát sự ổn định về chất lương các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nhằm đảm bảo sự thống nhất của tất cả các hệ thống nhượng quyền thương mại định kỳ hoạt đôt xuất các hoạt động của bên nhận quyền có vi phạm các điều khoản của hợp đồng mà đã bên đã thỏa thuận hay không? và có chế tài xử lý nếu bên nhận quyền vi phạm.
Nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền
Trong hợp đồng nhượng quyền thương hiệu thì ngoại trừ trường hợp các bên có sự thỏa thuận khác mà không vi phạm điều cấm của pháp luật thì bên nhượng quyền có các nghĩa vụ phải cung cấp các tài liệu để hướng dẫn bên nhận quyền về các hệ thống nhượng quyền theo quy định hoặc theo sự thỏa thuận.
Bên nhượng quyền phải có cơ chế chính sách đối xử công bằng bình đẳng với các bên nhận quyền trong tất cả các hệ thông nhượng quyền của mình.
Bên nhượng quyền thương mại có nghĩa vụ đối với các đối tượng có liên quan đến sở hữu trí tuệ được thỏa thuẩn ghi trong hợp đồng nhượng quyền thương hiệu.
Để được điều hành hoạt động theo các hệ thống nhượng quyền thương mại thì bên nhượng quyền thương mại phải có nghĩa vụ cung cấp các trợ giúp kỹ thuật thường xuyên và tổ chức tập huấn đào tạo ban đầu cho các bên nhận quyền theo sự thỏa thuận.
Ngoài ra, bên nhượng quyền còn có nghĩa vụ sắp xếp tổ chức và có nghĩa vụ thiết kế các địa điểm bán hàng hóa, cung ứng các dịch vụ cho bên nhận quyền theo sự thỏa thuận.
Khi các bên ký hợp đồng nhượng quyền thương hiệu thì ngoại trừ trường hợp các bên có sự thỏa thuận khác mà không vi phạm điều cấm của pháp luật thì bên nhận quyền.có các quyền yêu cầu nhận các trợ giúp kỹ thuật một cách đầy đủ theo sự thỏa thuận trong hợp đồng khi có liên quan đến tất cả các hệ thống nhượng quyền thương mại của bên nhượng quyền thương mại.
Bên nhận quyền có các quyền yêu cầu bên nhương quyền thương hiệu phải có các cơ chế chính sách đối xử công bằng bình đẳng với các bên nhận quyền khác trong tất cả các hệ thống nhượng quyền của mình.
Nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền
Khi các bên ký hợp đồng nhượng quyền thương hiệu thì ngoại trừ trường hợp các bên có sự thỏa thuận khác mà không vi phạm điều cấm của pháp luật thì bên nhận quyền.có các nghĩa vụ là trả tiền và các khoản tiền khác theo thỏa thuận trong hợp đồng nhượng quyền đầy đủ đứng thời hạn.
Bên nhận quyền phải có nghĩa vụ giữ bí mật về các thông tin của bên nhượng quyền về bí mật công nghệ, kinh doanh khi đã được bên nhượng quyền nhượng quyền thương hiệu kể cả khi hợp đồng đã hết hiệu lực như kết thúc hoặc chấm dứt theo sự thoả thuận của các bên.
Bên nhượng quyền khi hợp đồng nhượng quyền hết hiệu lực thì không được phép sử dụng các quyền của bên nhượng quyền như tên thương mại, nhãn hiệu… theo quy định hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Khi bên nhượng quyền chuyển nhượng có bí quyết kinh doanh và quyền kinh doanh thì bên nhận quyền có nghĩa vụ chuẩn bị nguồn nhân lực, tài chính và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo thỏa thuận.
Bên nhận quyền có nghĩa vụ chịu sự kiểm tra, kiểm soát, giám sát của bên nhượng quyền khi sắp xếp tổ chức và có nghĩa vụ thiết kế các địa điểm bán hàng hóa, cung ứng các dịch vụ cho bên nhận quyền theo sự thỏa thuận.
Bên nhận quyền có nghĩa vụ điều hành hợp động cho phù hợp của tất cả các hệ thống của bên nhượng quyền.
Khi không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền thì bên nhận quyền thương hiệu không được phép nhượng quyền lại cho bên thứ ba theo quy định hoặc theo sự thỏa thuận của các bên.
Nhượng quyền lại cho bên thứ ba
Nếu bên nhượng quyền đồng ý cho bên nhận quyền nhượng lại cho bên nhận lại quyền thì bên nhận lại quyền cũng sẽ có các nghĩa vụ tương tự như bên nhận quyền theo quy định.
Đăng ký nhượng quyền thương mại
Bên nhượng quyền thương mại trước khi dự kiến nhượng quyền thì phải đăng ký với Bộ thương mại theo quy định của pháp luật.
Việc các doanh nghiệp ký kết hợp đồng nhượng quyền thương hiệu sẽ giúp cho các doanh nghiệp rất nhiều lợi ích trong việc chiếm lĩnh thị trường nhằm tiết kiệm chi phí kinh doanh, thời gian xây dựng thương mại, đứng vững trên thị trường.
Dịch vụ pháp lý của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:
– Tư vấn luật sở hữu trí tuệ trực tuyến miễn phí qua tổng đài 024.6294.9155
– Tư vấn soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương hiệu
– Tư vấn các điều cấm về nhượng quyền thương hiệu.
– Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của các bên khi nhượng quyền thương hiệu .
– Dịch vụ đàm phán nhượng quyền thương hiệu.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam