Phải làm thế nào khi công ty không ký và trả hợp đồng lao động?
Ngày gửi: 17/10/2020 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Phải làm thế nào khi công ty không ký hợp đồng lao động? Làm gì khi công ty không giao lại một bản hợp đồng lao động? Giải quyết trường hợp nghỉ việc mà không ký hợp đồng lao động?
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Hiện nay, trước khi tiến đến việc giao kết hợp đồng lao động chính thức, người lao động thường phải trải qua một khoảng thời gian thử việc. Sau khi kết thúc thời gian thử việc người lao động sẽ được giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động. Nhưng nếu người sử dụng lao động cố tình lảng tránh không thực hiện việc giao kết hợp đồng lao động thì người lao động phải làm gì để đảm bảo quyền lợi của mình trong quan hệ lao động. Bài viết dưới đây của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam sẽ giúp cho bạn dọc giải đáp được vấn đề này.
1. Hợp đồng lao động theo quy định Bộ Luật Lao động năm 2019
Tại Điều 13 Bộ Luật Lao động 2019 quy định về khái niệm hợp đồng như sau:
“Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”.
Theo đó, đối tượng của hợp đồng lao động là việc làm, đây là nhân tố chủ yếu để các bên giao kết hợp đồng lao động.
Hợp đồng lao động được xác lập một cách bình đẳng trong quan hệ song phương và có tính cá nhân. Vì vậy, hợp đồng lao động phải được chính người lao động tham gia quan hệ lao động ký kết và thực hiện mà không thể chuyển giao quyền và nghĩa vụ lao động của họ cho người khác.
Hợp đồng lao động phải được thực hiện liên tục trong một thời gian nhất định hoặc vô hạn định với những yêu cầu về điều kiện lao động. Thời hạn của hợp đồng lao động có thể được xác định rõ từ ngày có hiệu lực đến một thời điểm nào đó song cũng có thể không xác định thời hạn kết thúc. Trong suốt thời gian đó, người lao động có nghĩa vụ thực hiện các quyền và nghĩa vụ lao động vào những thời giờ làm việc quy định mà không có quyền lựa chọn hay làm việc theo ý mình.
Chủ thể hợp đồng lao động là các bên giao kết hợp đồng lao động.
Chủ thể của hợp đồng lao động gồm người lao động và người sử dụng lao động. Trong đó các quy định cụ thể về chủ thể lao động như sau:
– Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
– Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, đối với từng trường hợp mà pháp luật có quy định riêng. Cụ thể:
Đối với người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam:
2. Quy định về việc giao kết hợp đồng lao động
Theo quy định của pháp luật, các tổ chức, cá nhân khi sử dụng lao động phải thực hiện giao kết hợp đồng lao động.
Hợp đồng lao động được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân sử dụng lao động kể cả các cơ quan của Nhà nước hoặc tổ chức cá nhân nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam. Cụ thể gồm:
– Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức cá nhân Việt Nam sử dụng lao động nước ngoài.
– Các cơ quan hành chính, sự nghiệp có sử dụng lao động không phải là công chức, viên chức nhà nước.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam, có sử dụng lao động là người Việt Nam.
– Hợp tác xã (với người lao động không phải là xã viên), hộ gia đình và cá nhân có sử dụng lao động.
Một số đối tượng không áp dụng hợp đồng lao động, đó là:
– Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp chuyên trách, người giữ các chức vụ trong cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân được Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân các cấp bầu hoặc cử ra theo nhiệm kỳ.
– Người được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng trong doanh nghiệp nhà nước; thành viên Hội đồng quản trị doanh nghiệp. Cán bộ chuyên trách công tác đảng, công đoàn, thanh niên trong các doanh nghiệp nhưng không hưởng lương của doanh nghiệp. Những người thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội hoạt động theo quy chế của tổ chức đó.
– Xã viên Hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã không hưởng tiền lương, tiền công.
– Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp và viên chức trong lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân.
3. Quy định về nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động
Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động
Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người.
Hợp đồng lao động do người được ủy quyền giao kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động.
Nghĩa vụ cung cấp thông tin trước khi giao kết hợp đồng lao động được thể hiện cụ thể như sau:
Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.
Người lao động phải cung cấp thông tin cho người sử dụng lao động về họ tên, tuổi, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, tình trạng sức khoẻ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.
Hợp đồng lao động là hình thức pháp lý minh chứng về mối quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động. Đây chính là lý do Nhà nước yêu cầu trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Theo Điều 3 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động thì người giao kết hợp đồng lao động được xác định như sau:
– Về phía người sử dụng lao động bao gồm những đối tượng như sau:
Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã: do người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã giao kết (bao gồm: người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc người được người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã ủy quyền hợp pháp).
Đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức khác: do người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức hoặc người được người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức ủy quyền hợp pháp giao kết.
Đối với hộ gia đình: do chủ hộ gia đình hoặc người được chủ hộ gia đình ủy quyền hợp pháp giao kết.
Đối với cá nhân: do cá nhân trực tiếp giao kết, không được ủy quyền cho người khác.
– Về phía người lao động bao gồm những đối tượng như sau:
Đối với người lao động là người từ đủ 18 tuổi trở lên: do người lao động tự quyết định và trực tiếp giao kết.
Đối với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.
Đối với người lao động là người dưới 15 tuổi: việc giao kết hợp đồng lao động do người đại diện theo pháp luật của người lao động giao kết với điều kiện có sự đồng ý của người lao động.
Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì những người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người.
Trên thực tế ta thấy, nếu có trường hợp này xảy ra thì cũng chỉ trong trường hợp một số người lao động được nhận vào đơn vị sử dụng lao động làm việc trong cùng một bộ phận, cùng loại công việc và hợp đồng lao động hết hạn cùng thời điểm; khi hợp đồng lao động hết hạn, người sử dụng lao động và những người lao động này có nhu cầu tiếp tục ký kết hợp đồng lao động mới và những người lao động trong số này ủy quyền cho một người đứng ra ký kết hợp đồng lao động với đại diện của đơn vị sử dụng lao động. Người được ủy quyền cần có danh sách của nhóm người lao động đã ủy quyền, trong đó cần ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động. Danh sách này được sử dụng như ủy quyền của những người lao động trong nhóm.
Hiện nay, vẫn còn có rất nhiều ý kiến cho rằng quy định người đại diện theo pháp luật của người lao động dưới 15 tuổi có quyền giao kết hợp đồng lao động là không phù hợp với quy định về khái niệm hợp đồng lao động được quy định tại Điều 13, quy định về nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động được quy định tại Điều 15, quy định về nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động được quy định tại Điều 16 và quy định về thực hiện hợp đồng lao động được quy định tại Điều 28 Bộ luật Lao động 2019
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam