Phân biệt áp giải và dẫn giải trong tố tụng hình sự

Ngày gửi: 14/01/2020 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL41798

Câu hỏi:

Phân biệt áp giải và dẫn giải trong tố tụng hình sự. Áp giải và dẫn giải đều là biện pháp cưỡng chế cần thiết trong hoạt động tố tụng.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Áp giải và dẫn giải đều là biện pháp cưỡng chế cần thiết trong hoạt động tố tụng và áp dụng tùy theo đối tượng áp dụng, trường hợp cụ thể mà cơ quan nhà nước sẽ áp dụng biện pháp phù hợp, vừa phục vụ công tác tư pháp diễn ra nhanh chóng, vừa đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho người bị áp dụng.

Giữa áp giải và dẫn giải có những sự khác biệt như sau. Theo quy định tại Bộ luât tố tụng hình sự thì:

1. Dẫn giải

– Dẫn giải được dùng trong trường hợp khi được triệu tập nhưng đối tượng được triệu tập không đến mà không có lý do chính đáng và việc họ vắng mặt gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố thì cơ quan có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp áp giải đến địa điểm được yêu cầu.

– Trường hợp dẫn giải được áp dụng trong trương hợp: người có lệnh gọi của cơ quan có thẩm quyền nhưng không tự đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố, xét xử.

Ví dụ: người làm chứng được dẫn giải đến làm chứng trong một vụ án

– Cơ quan ra quyết định gồm: Điều tra viên, viện kiểm sát

– Trường hợp được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát triệu tập nhưng cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc họ vắng mặt gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố.

2. Áp giải

– Áp giải được hiểu là biện pháp dẫn giải có vũ trang để buộc đối tượng đi đến một địa điểm đã định theo lệnh của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc trong trường hợp khác do pháp luật quy định.

– Các trường hợp áp dụng bao gồm: điều tra viên; viện kiểm sát, công an trong trường hợp chấp hành án.

– Không được áp giải vào ban đêm

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

– Các trường hợp áp dụng gồm: Bị can, bị cáo vắng mặt không có lý do chính đáng khi nhận được lệnh triệu tập của cơ quan có thẩm quyền thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã, người bị kết án đang tại ngoại, nếu quá thời hạn mà không có mặt tại cơ quan Công an để chấp hành án thì người bị kết án sẽ bị áp giải, người bị kết án đang tại ngoại, nếu quá thời hạn mà không có mặt tại cơ quan Công an để chấp hành án thì người bị kết án sẽ bị áp giải.

Mặt khác, trong trường hợp dẫn giải hay áp giải cần phải có quyết định, trên quyết định cần phải đảm bảo những nội dung như sau:

– Phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị áp giải, dẫn giải; thời gian, địa điểm người bị áp giải, dẫn giải phải có mặt và các nội dung quy định.

– Không được bắt đầu việc áp giải, dẫn giải người vào ban đêm; không được áp giải, dẫn giải người già yếu, người bị bệnh nặng có xác nhận của cơ quan y tế.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Chế độ cho phạm nhân nước ngoài

– Chế độ ăn đối với phạm nhân

– Công ty giam lỏng nhân viên có vi phạm pháp luật

Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 024.6294.9155  hoặc gửi thư về địa chỉ email: info@hethongphapluat.com.

——————————————————–

Cách xác định tỉ lệ thương tật bao nhiêu phần trăm trong tố tụng hình sự

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Tư vấn luật hình sự miễn phí

– Dịch vụ tư vấn pháp luật hình sự

– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.