Phân biệt nhãn hiệu với tên thương mại

Ngày gửi: 13/01/2020 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL40058

Câu hỏi:

Nhãn hiệu và tên thương mại là hai đối tượng hoàn toàn khác nhau về bản chất nhưng vẫn thường bị nhầm lẫn bởi sự giống nhau về mặt hình thức. Vậy sự khác nhau giữa nhãn hiệu với tên thương mại là gì?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Nhãn hiệu và tên thương mại là hai đối tượng hoàn toàn khác nhau về bản chất nhưng vẫn thường bị nhầm lẫn bởi sự giống nhau về mặt hình thức.

Thứ nhất, về khái niệm. Tại khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ có quy định về nhãn hiệu: “nhãn hiệu là dấu hiệu dung để phân biệt nhãn hiệu, hang hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Còn tên thương mại được quy định tại khoản 21 Điều 4 như sau: “tên thương mại là tên gọi chung của tổ chức, cá nhân dung trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”.

Thứ hai, về điều kiện bảo hộ. Điều kiện bảo hộ của nhãn hiệu được quy định ở Điều 72, 73 và 74 Luật sở hữu trí tuệ. Theo đó, nhãn hiệu phải đáp ứng các điều kiện là phải nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Mặt khác, phải có khả năng phân biệt với hangf hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hang hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Đối với điều kiện để bảo hộ tên thương mại được quy định tại Điều 77, Điều 78 Luật sở hữu trí tuệ. Hai điều  luật này quy định về đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại và dấu hiệu để phân biệt tên thương mại.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Thứ ba, về chức năng. Chức năng của nhãn hiệu là để phân biệt với dịch vụ, hàng hóa của chủ thể khác, còn chức năng của tên thương mại là để phân biệt chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác .

Thứ tư. Về thời hạn. Theo quy định tại Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ thì thời hạn đối với nhãn hiệu là 10 năm và được gia hạn nhiều lần lien tiếp mỗi lần 10 năm. Còn thời hạn đối với tên thương mại là đến khi tên thương mại này  sử dụng không còn hợp pháp nữa.

Thứ năm, về phạm vi bảo hộ. Nhãn hiệu được bảo hộ trên toàn lãnh thổ, còn phạm vi bảo hộ tên thương mại là trong phạm vi khu vực kinh doanh (phụ thuộc vào mức độ và phạm vi kinh doanh).

Thứ sáu, về căn cứ xác lập quyền. Đối với nhãn hiệu thì phải đăng ký, còn đối với những nhãn hiệu nổi tiếng thì sẽ đương nhiên được bảo hộ.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.