Phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm
Ngày gửi: 14/01/2020 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Tội phạm hay vi phạm hành chính đều là vi phạm pháp luật, do đó giữa hai khái niệm này có những nét tương đồng rất khó để xác định ranh giới. Nếu không phân biệt chính xác hai khái niệm này thì dễ xảy ra tình trạng “để lọt tội phạm” hoặc “xử lý oan người vi phạm chưa đến mức phạm tội”. Các căn cứ để phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm:1. Khái niệm:
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã định nghĩa “vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”.
Theo Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi và bổ sung năm 2009) định nghĩa “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”.
Như vậy có thể thấy hai khái niệm này được định nghĩa cụ thể ở hai văn bản quy phạm pháp luật khác nhau và có những đặc điểm tương đối khác nhau.
2. Mức độ nguy hiểm cho xã hội:
Dấu hiệu căn bản để phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm là mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm (được đánh giá ở nhiều yếu tố khác nhau và những yếu tố này thường được ghi nhận trong các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền). Vi phạm hành chính có mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm. Và căn cứ vào các quy định hiện hành, việc đánh giá mức độ nguy hiểm của tội phạm và vi phạm hành chính thường dựa vào những căn cứ dưới đây:
a. Mức độ gây thiệt hại cho xã hội:
Điều này được các nhà làm luật miêu tả cụ thể đối với các loại tội phạm trong Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi và bổ sung năm 2009). Dựa vào dấu hiệu này, ta có thể phân biệt ranh giới giữa vi phạm hành chính với tội phạm. Mức độ gây thiệt hại có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như giá trị tài sản bị xâm hại, mức độ gay thương tật, giá trị hàng hóa phạm pháp,…
Ví dụ: Anh A khi điều khiển xe gắn máy trong thành phố. Đến đoạn đường vắng anh đi với tốc độ 50km/h và đã đâm chết một người qua đường. Nếu anh A chỉ đi vượt quá tốc độ cho phép và bị cảnh sát giao thông phát hiện thì anh A chỉ bị xử lý vi phạm hành chính theo Mục c Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của Chính phủ. Nhưng vì anh đã gây chết người nên anh phải bị xử lý theo Khoản 1 Điều 202 của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi và bổ sung năm 2009).
Dấu hiệu này cũng có thể giúp chúng ta xác định được ranh giới giữa tội phạm và vi phạm hành chính. Trong nhiều trường hợp, nếu chỉ đánh giá về mặt hành vi thì khó xác định được đó là tội phạm hay vi phạm hành chính mà phải căn cứ vào dấu hiệu tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.
Ví dụ: Anh A, do nhà nghèo, lại nghiện rượu, tiền trong nhà thì người vợ quản lý nên trong 1 lần sang chơi nhà hàng xóm đã lấy cắp của nhà đó 700 nghìn đồng và bị phát hiện. Do giá trị tài sản mà anh A lấy thấp hơn 2 triệu đồng, không gây hậu quả nghiêm trọng và lần đầu thực hiện hành vi vi phạm nên hành vi của anh A là hành vi vi phạm hành chính. Nhưng nếu anh A vẫn tiếp tục lấy cắp tài sản của nhà người khác và bị phát hiện cho dù tài sản đó có giá trị dưới 2 triệu đồng thì anh A sẽ bị coi là tội phạm vì đã vi phạm Khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự.
c. Công cụ, phương tiện, thủ đoạn thực hiện hành vi vi phạm:
Đây cũng là một trong những căn cứ đế đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm.
Ví dụ: Chị A và chị B, do xảy ra xung đột nên đã đánh nhau. Và chị B đã phải vào bệnh viện. Tuy nhiên, sau khi khám sức khỏe thì bác sỹ kết luận mức độ thương tật của chị B là dưới 11%. Trong trường hợp này thì hành vi của chị A chỉ là hành vi vi phạm hành chính và bị xử phạt hành chính về hành vi “đánh nhau” theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định của Chính phủ số 150/2005/NĐ-CP Ngày 12/12/2005.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
* Ngoài mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, vi phạm hành chính và tội phạm còn phân biệt với nhau ở một số dấu hiệu pháp lý khác.
– Tội phạm là loại vi phạm được quy định trong Bô luật hình sự và chỉ có Quốc hội mới có quyền đặt ra các quy định về tội phạm và hình phạt. Còn vi phạm hành chính được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như luật, pháp lệnh, nghị định (Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định 171/2013 /NĐ – CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt,…)
– Chủ thể:
Chủ thể của tội phạm: chỉ có thể là cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự. Cụ thể được quy định trong Điều 12 Bộ luật hình sự.
Chủ thể của vi phạm hành chính: Theo Khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, chủ thể của vi phạm hành chính có thể là cá nhân ( người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra) hay có thể là tổ chức (cơ quan nhà nước, các pháp nhân,…)
Ví dụ: Trường hợp của công ty Vedan thời gian gần đây đã khiến dư luận phải quan tâm bởi mức độ gây thiệt hại của việc công ty này xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường là rất nghiêm trọng. Mặc dù hoạt động phạm pháp này đã diễn ra 14 năm nay, nhưng khi phát hiện, công ty không bị xử phạt hình sự mà sẽ bị xử phạt hành chính vì chủ thể của vi phạm này không phải là một cá nhân cụ thể mà là 1 cơ quan, tổ chức.
Tóm lại, ngoài đặc điểm chung đều là vi phạm pháp luật thì vi phạm hành chính và tội phạm còn có những đặc điểm riêng để có thể phân biệt hai khái niệm này. Và việc nhận thức rõ hai khái niệm này, nhất là những đặc điểm riêng giữa chúng là rất cần thiết đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính và cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự, để từ đó có thể xử lý chính xác những vụ việc đang đã, đang và sẽ xảy ra trong đời sống xã hội.
Quy trình tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như thế nào?Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:
– Xử phạt hành chính hành vi xúc phạm danh dự bạn cùng lớp
– Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi mua, bán băng, đĩa lậu
– Quan hệ tự nguyện với bạn gái 17 tuổi có phạm tội không?
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 024.6294.9155 hoặc gửi thư về địa chỉ email: info@hethongphapluat.com.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:
– Tư vấn luật hình sự miễn phí
– Tư vấn luật dân sự miễn phí
– Tổng đài tư vấn luật miễn phí 024.6294.9155
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam