Theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025, biển số xe sẽ được quản lý dựa trên mã định danh của chủ xe. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại biển số đều áp dụng quy định này.
Thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT) là một trong những nguồn thu chủ đạo của ngân sách nhà nước. Đây là loại thuế gián thu được áp dụng trên hầu hết các loại hàng hóa dịch vụ.Theo Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng 2013 quy định 02 phương pháp tính thuế GTGT bao gồm: Phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.
(Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng)
1. Phương pháp khấu trừ thuế
Theo khoản 4, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng 2013 phương pháp khấu trừ thuế GTGT được quy định như sau:
- Đối tượng áp dụng là các cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định pháp luật: Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ từ 01 tỷ đồng trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh; Cơ sở kinh doanh đăng ký áp dụng tự nguyện.
- Cách tính:
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
2. Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT
Theo khoản 5, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng 2013 phương pháp khấu trừ thuế GTGT được quy định như sau:
- Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới 01 tỷ đồng; hộ, cá nhân kinh doanh; người nước ngoài kinh doanh, không thường trú nhưng có doanh thu tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ…
- Cách tính:
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x Tỷ lệ %
Trong đó, tỷ lệ % được quy định tại Phụ lục Thông tư số 219/2013/TT-BTC cụ thể:
- Phân phối và cung cấp hàng hóa: 1%;
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam