Quy định về việc thôi làm nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân
Ngày gửi: 14/09/2020 lúc 11:31:12
Câu hỏi:
Chào luật sư, tôi muốn hỏi 1 câu là sau đợt bầu cử hội đồng nhân dân xã, tôi có trúng cử. Nhưng do có biến cố đột xuất. Tôi muốn xin rút không tham gia hội đồng nhân dân xã nhiệm kì mới này nữa, vậy tôi phải làm như thế nào?
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
I. Căn cứ pháp lý
Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015
II. Nội dung tư vấn
1. Đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định pháp luật
Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, nếu như đại biểu Hội đồng nhân dân không còn đủ điều kiện để tiếp tục hoạt động, thục hiện quyền đại biểu của mình thì có thể đề nghị thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.Đại biểu Hội đồng nhân dân bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân.
Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương là người liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo những vấn đề mà cử tri vướng mắc bức xúc. Đại biểu Hội đồng nhân dân là người có trách nhiệm vận động Nhân dân thực hiện theo quy định Hiến pháp và pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, động viên Nhân dân tham gia quản lý nhà nước.
2. Tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật
Đối với đại biểu Hội đồng nhân dân trước tiên phải đáp ứng là có quốc tịch Việt Nam .Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, hết lòng phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân. Là một đại biểu Hội đồng nhân dân phải biết liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến ý kiến của người nhân dân giải quyết và trả lời các kiến nghị, băn khoăn bức xúc các vấn đề của mọi cử tri.
3. Trách nhiệm của hội đồng đại biểu hội đồng nhân dân
Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp Hội đồng nhân dân, tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân không tham dự kỳ họp, phiên họp thì phải có lý do và phải báo cáo trước với Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân không tham dự các kỳ họp liên tục trong 01 năm mà không có lý do thì Thường trực Hội đồng nhân dân phải báo cáo Hội đồng nhân dân để bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân đó.Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu cử bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc cử tri và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân nơi mình là đại biểu, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri.Sau mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân, Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, vận động và cùng với Nhân dân thực hiện các nghị quyết đó.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của pháp luật. Khi nhận được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị biết; đôn đốc, theo dõi và giám sát việc giải quyết. Người có thẩm quyền giải quyết phải thông báo cho Đại biểu Hội đồng nhân dân về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân trong thời hạn do pháp luật quy định. Trong trường hợp xét thấy việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị không đúng pháp luật, Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền gặp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại; khi cần thiết, Đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó giải quyết.
4. Quy định của pháp luật về việc thôi làm nhiệm vụ đại biểu hội đồng nhân dân
Theo Điều 101 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định về việc thôi làm nhiệm vụ đại biểu như sau:
“1. Trong nhiệm kỳ, nếu đại biểu Hội đồng nhân dân không còn công tác và không cư trú tại đơn vị hành chính mà mình đang là đại biểu thì phải xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu. Đại biểu Hội đồng nhân dân có thể đề nghị thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác.
Việc chấp nhận đại biểu Hội đồng nhân dân thôi làm nhiệm vụ đại biểu do Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định.
Đại biểu Hội đồng nhân dân được trở lại thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu và khôi phục các lợi ích hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án đối với đại biểu đó hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật tuyên đại biểu đó không có tội hoặc được miễn trách nhiệm hình sự.
3. Đại biểu Hội đồng nhân dân bị kết tội bằng bản án, quyết định của Tòa án thì đương nhiên mất quyền đại biểu Hội đồng nhân dân kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
4. Đại biểu Hội đồng nhân dân đã thôi làm nhiệm vụ đại biểu hoặc bị mất quyền đại biểu thì đương nhiên thôi đảm nhiệm các chức vụ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân.“
Theo quy định tại khoản 1 Điều 101 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 không phải bất cứ khi nào, trong trường hợp nào, đại biểu Hội đồng nhân dân cũng có thể thôi làm nhiệm vụ đại biểu. Việc thôi làm nhiệm vụ đại biểu chi được thông qua nếu thuộc một trong các trường hợp sau:Khi đại biểu Hội đồng nhân dân không còn công tác và không cư trú tại đơn vị hành chính mà mình đang là đại biểu. Hoặc khi vì lý do sức khỏe không còn thể tiếp tục đảm đương trách nhiệm trong hội đồng đại biểu nhân dân, hoặc vì lý do chính đáng khác thì đại biểu hội đồng nhân dân thì có thể làm đơn xin thôi làm nhiệm vụ hội đồng đại biểu nhân dân. Việc thôi làm đại biểu Hội đồng nhân dân chỉ được thôi làm nhiệm vụ đại biểu khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét và thông qua. Đại biểu Hội đồng nhân dân muốn thôi làm nhiệm vụ đại biểu cần phải làm đơn xin xem xét trước Hội đồng nhân dân.
Như vậy trong trường hợp của bạn nếu với lý do có biến cố đột xuất và bạn muốn xin rút không tham gia hội đồng nhân dân xã nhiệm kì mới này nữa, vậy thì bạn phải làm đơn xin xem xét trước Hội đồng nhân dân để Việc chấp nhận đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định nếu lý do của bạn đưa ra là chính đáng.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam