Quy định về bổ nhiệm Chánh văn phòng và Phó chánh văn phòng
Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 11:31:12
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Căn cứ pháp lý
2. Nội dung tư vấn
Thứ nhất, Căn cứ quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 3, Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định thì “cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức nào (sau đây viết tắt là ngạch) hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ nào thuộc ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây viết tắt là chức danh) thì xếp lương theo ngạch hoặc chức danh đó”. Vì vậy việc bổ nhiệm công chức có ngạch chuyên viên (công chức loại A1) thì được bổ nhiệm vào chức danh chánh văn phòng và phó chánh văn phòng thì không trái với quy định của pháp luật.
Thứ hai, Căn cứ Điều 2, Điều 5 Quyết định Quyết định số 345/2016/QĐ-CA như sau:
“Điều 2. Văn phòng Tòa án nhân dân cấp tỉnh
1. Cơ cấu tổ chức
Văn phòng Tòa án nhân dân cấp tỉnh có Chánh văn phòng, không quá 02 Phó Chánh Văn phòng và các công chức, người lao động khác.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn
a) Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, quản lý con dấu của Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
b) Thực hiện công tác hành chính quản trị, kế toán tài chính của Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
c) Giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý công sản, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc quyền quản lý theo phân cấp của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
d) Thực hiện việc tiếp nhận, thụ lý các đơn khởi kiện, thụ lý hồ sơ vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh; phối hợp với các đơn vị chức năng khác của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật;
đ) Tham mưu cho lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong việc phân công các Thẩm phán giải quyết các vụ án thuộc thẩm quyền;
e) Tham mưu cho Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tố tụng;
g) Thực hiện công tác tổng hợp, thống kê tình hình hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc quyền quản lý;
k) Giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quản lý, tổ chức áp dụng thống nhất các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin. Tham mưu giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong việc xây dựng, khai thác, duy trì và phát triển Trang thông tin điện tử;
l) Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh.”
“Điều 5. Bộ máy giúp việc của các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) là Văn phòng.
Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 024.6294.9155
h) Giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xây dựng các báo cáo công tác của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc quyền quản lý để báo cáo Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan hữu quan khác;
i) Làm đầu mối thực hiện việc rà soát, tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin về lý lịch tư pháp theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp;
1. Cơ cấu tổ chức
Văn phòng Tòa án nhân dân cấp huyện có Chánh Văn phòng, 01 Phó Chánh Văn phòng, các công chức và người lao động khác.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn
a) Giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện thực hiện các công tác văn thư, lưu trữ, quản lý con dấu, công tác kế toán – quản trị, bảo vệ; đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc của Tòa án nhân dân cấp huyện;
b) Thực hiện việc tiếp nhận, thụ lý các đơn khởi kiện, thụ lý hồ sơ vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện;
c) Tham mưu cho lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp huyện trong việc phân công các Thẩm phán giải quyết các vụ án thuộc thẩm quyền;
d) Giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện tổ chức công tác xét xử; tổ chức công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật;
đ) Thực hiện công tác thống kê, tổng hợp tình hình hoạt động của Tòa án nhân dân cấp huyện; giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện xây dựng các báo cáo công tác của Tòa án nhân dân cấp huyện đểbáo cáo Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân cấp huyện và các cơ quan hữu quan khác;
e) Thực hiện công tác theo dõi thi hành án theo quy định của pháp luật;
g) Làm đầu mối thực hiện công việc rà soát, tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin về lý lịch tư pháp theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp;
l) Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện.”
Theo đó văn phòng của tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền thực hiện việc tiếp nhận, thụ lý các đơn khởi kiện, thụ lý hồ sơ vụ án… thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện và tương tự Văn phòng của tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền thực hiện việc tiếp nhận, thụ lý các đơn khởi kiện, thụ lý hồ sơ vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Nên việc chánh văn phòng tòa án thụ lý đơn khởi kiện, hồ sơ vụ án… là thuộc thẩm quyền.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam