Quy định về cách tính ngày công hưởng lương cho người lao động

Ngày gửi: 06/10/2020 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL38623

Câu hỏi:

Ngày công tính lương cho người lao động được quy định thế nào? Cách tính lương cho người lao động, cách xác định ngày công áp dụng tính lương.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy Quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo hợp đồng lao động cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc những dịch vụ đã làm hoặc sẽ phải làm. Tuy nhiên cách tính ngày công hưởng lương cho người lao động được tính thế nào không chắc ai cũng biết? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc về vấn đề này giúp bạn.

1. Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động năm 2019

– Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBX hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất

– Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động hướng dẫn hình thức trả lương

– Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH  hướng dẫn thực hiện điều chỉnh về tiền lương của nghị định số 05/2015/NĐ-CP.

2. Nội dung tư vấn

1. Tiền lương là gì? Ý nghĩa của tiền lương

Hiện nay, theo quy định tại Khoản 1 Điều 90 Bộ luật lao động năm 2019 thì tiền lương được định nghĩa là:

“Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.”

Như vậy, ta có thể hiểu tiền lương là khoản thù lao mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động căn cứ vào năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc và điều kiện lao động, được xác định theo sự thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật.

Thứ nhất tiền lương là động lực để phát triển kinh tế. Tiền lương là khoản thu nhập nhằm duy trì cuộc sống của bản thân và gia đình người lao động, là động lực để người lao động phát huy tinh thần, nâng cao năng suất lao động góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của doanh nghiệp và Nhà nước. Do đó, để đảm bảo duy trì năng suất lao động và sự sáng tạo không ngừng đó thì mức tiền lương trả cho người lao động phải đảm bảo không chỉ đủ để thanh toán cho các chi phí sinh hoạt thông thường mà giúp người lao động nâng cao đời sống, nâng cao trình độ và tham gia vào các hoạt động của xã hội

Thứ hai, tiền lương là một khoản tích lũy mà người lao động sự phòng cho cuộc sống lâu dài. Hiện nay, mỗi người có nhiều nguồn thu nhập khác nhau để tiết kiệm, nhưng tiền lương vẫn là biện pháp chủ yếu để dự phòng cho tương lai.

Thứ ba, tiền lương còn có chức năng đảm bảo sự ổn định việc làm, ổn đinh và cải thiện đời sống,… cho người lao động hạn chế tình trạng thất nghiệp và các tệ nạn xã hội, ổn định điều tiết thị trường lao động

Do đó tiền lương là rất quan trong đối với người lao động cũng như xã hội. Nhưng các thức tính lương được thực hiện như thế nào?

2. Các khoản lương và phụ cấp lương

Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động. Mức lương đối với công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh;

Các khoản bổ sung khác là khoản tiền bổ sung ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động, trừ tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ, trợ cấp của người sử dụng lao động không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.

1. Tiền lương theo thời gian (theo tháng, theo tuần, theo ngày hoặc theo giờ) được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc thực tế theo tháng, tuần, ngày, giờ, cụ thể:

a) Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động;

b) Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;

c) Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng (tính theo từng tháng dương lịch và bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày) theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn;

d) Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc xác định trên cơ sở tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động.

2. Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.

3. Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.

Căn cứ các hình thức trả lương nêu trên, tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động lựa chọn hình thức trả lương bảo đảm tiền lương được trả gắn với kết quả công việc, khuyến khích người lao động nâng cao hiệu quả, năng suất lao động. Việc lựa chọn hoặc thay đổi hình thức trả lương phải thể hiện trong hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể”.

Căn cứ vào quy định này thì sẽ có 3 hình thức trả lương như sau:

Tiền lương theo thời gian (theo tháng, theo tuần, theo ngày hoặc theo giờ) được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc thực tế theo tháng, tuần, ngày, giờ;

Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao;

Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.

Việc lựa chọn hoặc thay đổi hình thức trả lương phải thể hiện trong hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể. Việc lựa chọn hình thức trả lương hợp lý có tác dụng sử dụng hiệu quả lao động phù hợp cới tính chất công việc, đặc thù của doanh nghiệp, đồng thời khuyến khích người lao động sử dụng thời gian làm việc hợp lý và có hiệu quả.

– Tại điểm a khoản 4 Điều 14 Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều về tiền lương của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động sửa đổi điểm c Khoản 1 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH như sau:Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn, nhưng tối đa không quá 26 ngày”.

Trong doanh nghiệp hiện tại vẫn tồn tại hai cách tính lương như sau:

Cách tính 1: Lương tháng = Lương Phụ cấp ( nếu có)/ ngày công chuẩn của tháng x số ngày làm việc thực tế.

Trong đó ngày công chuẩn chính là ngày công hành chính trong tháng. Ví dụ công ty quy định nhân viên đi làm từ thứ 2 đến thứ 7 và được nghỉ ngày chủ nhật. Tháng 8/2020 có 31 ngày và có 5 ngày chủ nhật thì ngày công chuẩn được xác định là : 31 – 5 = 26 ngày). Theo cách tính này lương tháng thường là con số cố định, nếu trong tháng người lao động nghỉ bao nhiêu ngày thì họ trừ đi bấy nhiêu tiền trong trường hợp không có biến động về lương và ngược lại tháng nào người lao động đi làm đủ ngày theo quy định thì hưởng đủ mức tiền lương.

Cách tính 2: Lương tháng = Lương Phụ cấp ( nếu có)/26 ngày công thực tế làm việc ( Doanh nghiệp tự quy định 26 hay 24 ngày)

Theo cách tính này lương tháng không là con số cố định vì ngày công chuẩn hàng tháng khác nhau. Vì có tháng 28, 30, 31 ngày nến có tháng công chuẩn là 24 ngày, có tháng là 26 và cũng có tháng là 27 ngày. Với hình thức trả lương này khi nghỉ không hưởng lương người lao động cần cân nhắc đến nghỉ tháng nào để làm sao thu nhập của người lao động ít ảnh hưởng nhất, điều này có thể ảnh hưởng tới tình hình sản xuất của doanh nghiệp khi nhiều nhân viên cùng chọn nghỉ vào những tháng có ngày công chuẩn lớn nhằm giảm thiểu tiền công bị trừ.

Căn cứ vào quy định này thì tiền lương trả cho người lao động cho một ngày làm việc trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn, nhưng tối đa không quá 26 ngày.

Như vậy, căn cứ vào quy định Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH  hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất và Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH thì tiền lương tháng được trả cho người lao động cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động; tiền lương trả cho một ngày làm việc trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn, nhưng tối đa không quá 26 ngày.Đối chiếu với trường hợp của bạn thì công ty của bạn tính tiền lương trả cho người lao động cho một ngày làm việc trên cơ sở tiền lương tháng chia cho 27 ngày là vi phạm với quy định của pháp luật.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.