Quy định về tội cưỡng đoạt tài sản

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL41353

Câu hỏi:

Tôi có quan hệ bất chính với một anh ở công ty. Bị một người phát hiện theo dõi và chụp hình lại. Anh ta đe dọa, uy hiếp tôi đòi tôi một khoản tiền rất lớn, nếu không đưa tiền anh ta sẽ đưa những tấm ảnh trên cho chồng tôi. Bây giờ tôi phải làm thế nào? Xin luật sư tư vấn giúp tôi.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Theo quy định tại Điều 38  Bộ luật dân sự 2005 thì quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý… Như vậy, hành vi theo dõi, thu thập thông tin đã xâm phạm quyền bí mật đời tư của bạn, là hành vi vi phạm pháp luật…

Mặt khác, người đó còn có hành vi đe dọa, uy hiếp nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của bạn (hành vi tống tiền). Hành vi này mang dấu hiệu của tội Cưỡng đoạt tài sản, Điều 135 Bộ luật Hình sự.

“1. Người nào  đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười  năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

 Để cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 135 thì hành vi khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:

– Hành vi “đe dọa sẽ dùng vũ lực”; 

– “Có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác” là hành vi đe dọa sẽ gây thiệt hại về tài sản, danh dự, uy tín bằng bất cứ thủ đoạn nào nếu người bị uy hiếp không thỏa mãn yêu cầu về tài sản của người phạm tội. Hành vi này có khả năng khống chế ý chí của người bị đe dọa, mà chưa đến mức làm cho người bị đe dọa bị tê liệt ý chí. Hành vi uy hiếp tinh thần này có thể được thực hiện dưới một trong các dạng:

Đe họa hủy hoại tài sản của người bị đe dọa;

Đe dọa tố giác hành vi phạm pháp hoặc vi phạm đạo đức của người bị đe dọa;

Đe dọa công bố những tin tức thuộc đời tư mà người bị đe dọa muốn giữ kín…  và mục đích của người phạm tội khi thực hiện hành vi “đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác” là “nhằm chiếm đoạt tài sản”.

Người kia đã có  hành vi nêu trên chính vì vậy người đó sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 135   Bộ luật hình sự. Do đó, bạn có quyền yêu cầu các cơ quan pháp luật có biện pháp ngăn chặn và xử lý vì hành vi người này thực hiện

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ   Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155    để được giải đáp.

 

Quy định của pháp luật về tội cưỡng đoạt tài sản

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.