Quy định về việc ấn định thuế đối với doanh nghiệp

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL39534

Câu hỏi:

Công ty tôi là công ty TNHH 1 thành viên thành lập tháng 8/2014 và hiện nay đang bị thanh tra thuế, theo biên bản thanh tra thì doanh thu bán lẻ năm 2014 (gồm 5 tháng)của cty là: 460triệu nhưng sang đến năm 2015 do cty bán hàng nhiều cho các đơn vị lên doanh thu bán lẻ giảm chỉ còn được gần 100triệu (năm 2015). Do vậy cơ quan thuế tính và áp đặt mức doanh thu như sau: Năm 2014: 460tr/ 5 tháng = 92tr/tháng x 12 tháng = 1.104tr tương đương năm 2015 cty có doanh thu bán lẻ còn thiếu là: 1.104tr – 100tr = 1.004tr x 10% = 100tr tiền thuế cơ quan thuế yêu cầu truy thu số tiền thuế trên và tính cả tiền phạt nộp chậm. Tôi muốn hỏi cơ quan thuế làm vậy có đúng ko? và có căn cứ nào để ấn định được doanh thu cho doanh nghiệp như vậy ko?  Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam. Với thắc mắc của bạn, Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau: 1. Cơ sở pháp lý: – Luật quản lý thuế năm 2006; – Thông tư 156/2013/TT-BTC. 2.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Luật quản lý thuế năm 2006;

– Thông tư 156/2013/TT-BTC.

2. Luật sư tư vấn:

Theo quy định Điều 37 Luật quản lý thuế năm 2006 như sau:

Điều 37. Ấn định thuế đối với người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế

1. Người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định thuế trong các trường hợp sau đây:

a) Không đăng ký thuế;

b) Không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau mười ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế;

c) Không khai thuế, không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc khai thuế không chính xác, trung thực, đầy đủ về căn cứ tính thuế;

d) Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế;

đ) Không xuất trình sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp trong thời hạn quy định;

e) Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường;

g) Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế.

2. Các căn cứ ấn định thuế bao gồm:

a) Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế;

b) So sánh số thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành nghề, quy mô;

c) Tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực.

3. Việc ấn định thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Luật này.”

Như vậy, nếu bạn thuộc một trong các trường hợp vi phạm pháp luật thuế quy định tại khoản 1 thì sẽ bị ấn định thuế theo phương pháp kê khai. Căn cứ để ấn định thuế được quy định tại Khoản 2 nêu trên và Khoản 4 Điều 25 Thông tư 156/2013/TT-BTC như sau:

4. Căn cứ ấn định thuế

Cơ quan thuế ấn định thuế đối với người nộp thuế theo kê khai có vi phạm pháp luật thuế dựa vào một hoặc đồng thời các căn cứ sau:

a) Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế thu thập từ:

– Người nộp thuế khai báo với cơ quan thuế về doanh thu, chi phí, thu nhập, số thuế phải nộp trong các kỳ khai thuế trước.

– Tổ chức, cá nhân có liên quan đến người nộp thuế.

– Các cơ quan quản lý Nhà nước khác.

b) Các thông tin về:

b.1) Người nộp thuế kinh doanh cùng mặt hàng, ngành nghề, cùng qui mô tại địa phương. Trường hợp tại địa phương không có thông tin về mặt hàng, ngành nghề, qui mô của người nộp thuế thì lấy thông tin của người nộp thuế kinh doanh cùng mặt hàng, ngành nghề, cùng quy mô tại địa phương khác;

b.2) Số thuế phải nộp bình quân của một số cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng tại địa phương. Trường hợp tại địa phương không có thông tin về một số cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng của người nộp thuế thì lấy số thuế phải nộp bình quân của một số cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng tại địa phương khác.

c) Tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực.”

>>> Luật sư tư vấn pháp luật thuế qua tổng đài: 024.6294.9155   

Như vậy, nếu bạn là một trong các trường hợp bị ấn định thuế theo phương pháp kê khai thì cơ quan thuế có thể căn cứ ấn định thuế theo cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế thu thập từ công ty bạn khai báo với cơ quan thuế về doanh thu, chi phí, thu nhập, số thuế phải nộp trong các kỳ khai thuế trước. Như vậy, cơ quan thuế ấn định doanh thu của công ty bạn năm 2014 cho năm 2015 trên là đúng. Ngược lại nếu bạn không phải thuộc trường hợp ấn định thuế mà cơ quan thuế vẫn ấn định thuế theo quy định trên là sai quy định của pháp luật.

Do đó, trong trường hợp bạn bị ấn định thuế mà bạn nộp thuế chậm kể từ khi hết hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật thì cơ quan thuế sẽ truy thu số tiền mà bạn bị ấn định thuế theo năm 2014 trừ đi số tiền bạn đã nộp thuế của doanh thu năm 2015 còn 100 triệu và cộng với số tiền nộp phạt mà bạn nộp thuế chậm.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.