Quy định về việc luân chuyển công chức
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật Cán bộ, công chức
2. Nội dung tư vấn
“1. Việc luân chuyển công chức chỉ thực hiện đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch.
2. Các trường hợp thực hiện việc luân chuyển công chức:
a) Theo yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Luân chuyển giữa trung ương và địa phương, giữa các ngành, các lĩnh vực theo quy hoạch nhằm tiếp tục rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng công chức lãnh đạo, quản lý.”
Như vậy, từ quy định trên, có thể xác định việc luân chuyển công chức chỉ được thực hiện với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch, chỉ được thực hiện trong trường hợp có yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng và việc luân chuyển giữa các ngành, lĩnh vực nhàm tiếp tục rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng công chức lãnh đạo, quản lý. Công chức được luân chuyển đến vị trí mới không còn thuộc biên chế của cơ quan cũ.
Công chức khi được luân chuyển thì được hưởng chế độ chính sách sau:
Trường hợp công chức được luân chuyển đến vị trí công tác khác không phù hợp với ngạch công chức hiện giữ thì phải chuyển ngạch theo quy định và thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang đảm nhiệm kể từ ngày có quyết định điều động, luân chuyển
Trường hợp công chức được luân chuyển đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong thời gian luân chuyển.
Điều 9 Luật Cán bộ, công chức quy định nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ gồm:
– Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
– Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.
– Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
– Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.
– Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
– Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, khi có quyết định luân chuyển công chức, thì người nhận quyết định phải có trách nhiệm chấp hành quyết định của cấp trên. Nếu có căn cứ cho rằng quyết định đó trái pháp luật thì báo cáo kịp thời cho người ra quyết định, nếu người ra quyết định vẫn quyết định cho thi hành thì phải chấp hành và báo cáo lên cấp trên trực tiếp.
Vì vậy, trong trường hợp này, bạn phải chấp hành quyết định luân chuyển công chức của cấp trên. Nếu không chấp hành thì tùy theo tính chất, mức độ, hành vi sẽ bị xem xét kỷ luật khác nhau.
Chế độ nghỉ hưu, hưu trí đối với cán bộ, công chức, viên chứcTrên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam