Quy định về việc xử lý kỷ luật lao động nữ mang thai mới nhất
Ngày gửi: 22/09/2020 lúc 11:31:12
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Theo vụ việc mà bạn trình bày thì Công ty X đã ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 38 Bộ luật Lao động 2012: “a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động”, dựa vào các biên bản xử lí kỉ luật lao động do không hoàn thành nhiệm vụ được giao.Tuy nhiên, theo điểm d khoản 4 Điều 123 Bộ luật lao động 2012 quy định về Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động thì:
“4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.”
Như vậy, công ty bạn không được phép xử lí kỉ luật và lập biên bản đối với bạn, việc công ty lập biên bản xử lí kỉ luật lao động khi bạn đang mang thai là trái với quy định của pháp luật.
Do việc xử lí kỉ luật lao động là trái pháp luật nên công ty không có căn cứ để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với bạn theo điểm a khoản 1 Điều 38 Bộ luật Lao động. Bởi vậy, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp này là trái pháp luật theo điều 41 BLLĐ 2012.
Căn cứ theo Điều 42 BLLĐ 2012, người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật phải có nghĩa vụ sau:
“1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.
3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.”
2. Xử lý kỷ luật sa thải đối với lao động nữ đang mang thai
Lao động nữ ngoài việc thực hiện nghĩa vụ lao động như nam giới, họ còn phải đảm nhận chức năng làm mẹ và chăm sóc gia đình. Nước ta cũng luôn khuyến khích người lao động tạo điều kện để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, việc làm không trọn thời gian, giao việc tại nhà. Vì vậy, vấn đề việc làm đặc là vấn đề xử lý kỷ luật (sa thải) đối với lao động nữ mang thai được phải luật lao động Việt Nam quy định chặt chẽ.
Khoản 3 và 4 Điều 155 BLLĐ năm 2012 về bảo vệ thai sản đối với lao động nữ quy định:
“3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.
Theo đó, người sử dụng lao động khi muốn áp dụng biện pháp kỷ luật sa thải (đơn phương chấm dứt hợp đồng) với lao động nữ mang thai cần lưu ý:
Người sử dụng lao động không được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc áp dụng kỷ luật đối với nữ lao động đang mang thai (Điều 39 và Điều 123 BLLĐ năm 2012).
Đối với nữ lao động đang mang thai mà vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, phải chờ tới khi con của lao động nữ tròn 12 tháng tuổi, nếu còn hiệu lực xử lý thì mới được xử lý (Điều 124 BLLĐ năm 2012 về thời hiệu xử lý kỷ luật lao động).
Việc xử lý kỷ luật phải dựa trên nội quy lao động, nếu nội quy lao động không có quy định đối với hành vi vi phạm kỷ luật thì người sử dụng lao động không được quyền xử lý kỷ luật (Điều 128 BLLĐ năm 2012 về những quy định khi cấm khi xử lý kỷ luật lao động).
Phương thức hợp pháp để cho nữ lao đọng đang mang thai thôi việc là hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
3. Lao động nữ mang thai có bị xử lý kỉ luật không?
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam