Quyền cư trú của người nước ngoài

Ngày gửi: 15/01/2020 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL34121

Câu hỏi:

Cư trú chính trị là việc một quốc gia cho phép những người nước ngoài đang bị truy nã tại quốc gia mà họ mang quốc tịch do những hoạt động và quan điểm về chính trị, khoa học và tôn giáo...được quyền nhập cảnh và cư trú trên lãnh thổ nước sở tại.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Trên lãnh thổ quốc gia, ngoài những người là công dân của quốc gia sở tại còn có một số lượng nhất định người nước ngoài đến làm ăn, sinh sống tại quốc gia sở tại. Đây cũng là một bộ phận dân cư khá quan trọng trong luật quốc tế hiện đại, do đó, việc quy định chế độ pháp lý cho những người nước ngoài, và phạm vi các quyền và nghĩa vụ pháp lý mà họ được hưởng thường phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ thực tế giữa các quốc gia với nhau.
Thuật ngữ “người nước ngoài” được sử dụng một cách rộng rãi và khá phổ biến. Nhìn chung, các nước đều thống nhất quan điểm cho rằng: “người nước ngoài” là người không có quốc tịch của quốc gia mà họ đang cư trú (bao gồm người có quốc tịch của nước khác và người không có quốc tịch).

Quy định về quyền cư trú của người nuớc ngoài

a. Khái niệm cư trú chính trị
– Cư trú chính trị là việc một quốc gia cho phép những người nước ngoài đang bị truy nã tại quốc gia mà họ mang quốc tịch do những hoạt động và quan điểm về chính trị, khoa học và tôn giáo…được quyền nhập cảnh và cư trú trên lãnh thổ nước sở tại.
b. Nội dung chế độ cư trú chính trị:
– Đối tượng có khả năng được hưởng quyền cư trú chính trị: Quyền cư trú với tính chất là một chế định pháp lý quốc tế, là quyền của quốc gia chứ không phải là quyền của thể nhân. Quốc gia không có nghĩa vụ phải dành cho nhóm cá nhân xác định quyền cư trú. Chính vì vậy, trong các văn bản pháp lý quốc gia không có điều khoản, quy định nào ghi nhận công dân của nước này hay nước kia có quyền yêu cầu cư trú ở lãnh thổ nước khác. Nhìn chung, trong hệ thống pháp luật trong nước các quốc gia đều ghi nhận cơ sở chung để đối tượng được hưởng quyền cư trú là thể nhân bị truy đuổi vì các lý do hoạt động và quan điểm chính trị tại đất nước mình. Trên thực tế, các quốc gia đã có sự công nhận chung khi không trao quyền cư trú cho các đối tượng sau:
• Những cá nhân phạm tội ác quốc tế (như tội ác chiến tranh, tội ác diệt chủng..);
• Những cá nhân thực hiện các hành vi tội phạm hình sự có tính chất quốc tế như: không tắc, buôn bán ma túy và các chất hướng thần..;
• Những kẻ tội phạm hình sự mà việc dẫn độ được quy định trong các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương về dẫn độ;
• Những cá nhân có hành vi trái với mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

– Việc trao quyền cư trú cho người nước ngoài là thẩm quyền riêng biệt của mỗi quốc gia; người nước ngoài được quyền cư trú không bị buộc phải nhập quốc tịch của nước sở tại, họ được hưởng những quyền lợi và tự do ngang bằng với người nước ngoài khác. Quốc gia cho phép cư trú phải có nghĩa vụ bảo đảm an ninh cho người cư trú, không được dẫn độ hoặc trục xuất theo yêu cầu của quốc gia mà họ là công dân (trừ trường hợp việc cho phép cư trú của quốc gia là bất hợp pháp).
– Pháp luật quốc tế chỉ cho phép cư trú lãnh thổ, không cho phép cư trú ngoại giao (tức là không cho phép người bị truy nã cư trú trong cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của quốc gia khác). Nếu cơ quan ngoại giao cho phép cư trú ngoại giao thì đây là hành vi cho phép cư trú bất hợp pháp, vượt quá chức năng của cơ quan ngoại giao đã đựoc ghi nhận trong Công ước Viên 1961 và là hành vi lạm dụng quyền được ưu đãi ngoại giao từ phía nước sở tại.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.