Quyền của người sử dụng lao động và thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Việc điều chuyển như ví dụ trên là hợp pháp, người sử dụng lao động có quyền được chuyển địa điểm làm việc của người lao động. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Bộ luật lao động năm 2012 thì người sử dụng lao động có quyền “Tuyển dụng, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh”. Vì vậy, trong trường hợp cần thiết, để phục vụ nhu cầu sản xuất và kinh doanh, người sử dụng lao động có quyền bố trí một công việc khác hoặc chuyển địa điểm làm việc của người lao động
2. Những trường hợp trong tranh chấp lao động mà cơ quan thụ lý đơn sơ thẩm là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại Điều 31 và Điều 34 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2011:
– Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người sử dụng lao động; về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
– Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
– Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về lao động;
– Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155 để được giải đáp.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam