Quyền nghĩa vụ của người tố cáo

Ngày gửi: 16/01/2020 lúc 11:31:12

Mã số: HTPL41870

Câu hỏi:

Xin Luật sư cho tôi hỏi : một người làm đơn tố cáo, kèm theo đĩa ghi âm bằng chứng và trong đơn tố cáo, người tố cáo có trích dẫn những câu nói mà người tố cáo tiếp xúc với những người liên quan và trong các cuộc họp. nhưng sau khi xác minh thì những người tố cáo tự ghi âm những người mà họ tiếp xúc không hè biết là có ghi âm, trong cuộc họp thí người tố cáo không xin phép cho ghi âm, tất cả đều phục vụ cho mục đích tố cáo…Vậy người tố cáo có được phép không? văn bản quy định? Và ý 2, Bảo vệ chợ có quyền giải quyết việc tiểu thương nhật được tiền của khách hàng đánh rơi ? văn bản quy định? Cám ơn luật sư nhiếu?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Theo quy định tại Điều 9 Luật tố cáo 2014 thì người tố cáo có quyền và nghĩa vụ như sau:

“Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo

1. Người tố cáo có các quyền sau đây:

a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

b) Được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của mình;

c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việc thụ lý giải quyết tố cáo, thông báo chuyển vụ việc tố cáo sang cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thông báo kết quả giải quyết tố cáo;

đ) Rút tố cáo;

e) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trả thù, trù dập;

f) Được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

2. Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

a) Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;

b) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;

c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình;

Theo quy định trên, người tố cáo có nghĩa vụ trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được nên khi có bản ghi âm liên quan đến nội dung tố cáo thì người tố cáo có nghĩa vụ cung cấp. 

Pháp luật hiện hành không cấm ghi âm lén nhưng theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật công nghệ thông tin 2006 nếu hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa, sử dụng, lưu trữ thông tin nhằm mục đích xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm uy tín của công dân thì bị cấm. 

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Theo quy định tại Điều 230 Bộ luật dân sự  2015 như sau:

“Điều 230. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên

1. Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

Tình huống về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự

Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.”

Như vậy, bảo vệ chợ không có quyền giải quyết việc tiểu thương nhặt được tiền của khách đánh rơi. 

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.