- 1 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 3 Chỉ thị 33/CT-TTg năm 2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 362/QĐ-UBND năm 2020 Kế hoạch hành động về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 5 Kế hoạch 7682/KH-UBND năm 2019 về tổ chức thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1440/QĐ-UBND | Khánh Hòa, ngày 01 tháng 6 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế và giảm thiểu chất thải nhựa;
Thực hiện Kế hoạch số 7682/KH-UBND ngày 05/8/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về tổ chức thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;
Thực hiện Quyết định số 362/QĐ-UBND ngày 12/02/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về ban hành Kế hoạch hành động về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh;
Thực hiện Thông báo số 651-TB/TU, ngày 16/3/2020 của Tỉnh ủy Khánh Hòa về kết luận của đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh về nhiệm vụ năm 2020;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa tại Tờ trình số 85/TTr-BTV ngày 20/11/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phụ nữ Khánh Hòa tham gia phòng, chống rác thải nhựa giai đoạn 2021 - 2025” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa với các nội dung sau:
1. Mục tiêu chung
- Tuyên truyền nâng cao kiến thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, hội viên phụ nữ, cộng đồng dân cư trong công tác phòng, chống ô nhiễm môi trường bởi rác thải nhựa, góp phần bảo vệ môi trường và sự phát triển kinh tế bền vững; làm thay đổi từ nhận thức thành hành động cụ thể để hạn chế dần việc sử dụng đồ nhựa sử dụng một lần và túi nilon khó phân hủy, thay thế bằng sản phẩm sử dụng nhiều lần, thân thiện với môi trường.
- Ngăn ngừa hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường do sử dụng nhựa dùng 01 lần và túi nilon khó phân hủy gây ra. Sử dụng bền vững tài nguyên môi trường bảo tồn đa dạng sinh học.
- Phát huy, tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong việc thu gom, phân loại các chất thải từ nhựa sử dụng một lần và bao bì, túi nilon khó phân hủy.
- Phát động nhân rộng các điển hình tiên tiến, các sáng kiến kinh nghiệm hay, các mô hình, cách làm sáng tạo của các cấp Hội phụ nữ trong phòng chống rác thải nhựa và hạn chế sử dụng túi nilon trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể: Phấn đấu đến năm 2025 đạt được:
- 100% hộ gia đình cán bộ Hội, trên 85% hộ gia đình hội viên phụ nữ được tiếp cận những kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường, làm thay đổi từ nhận thức đến hành động cụ thể để hạn chế dần và tiến tới loại bỏ việc sử dụng đồ nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy, thay thế bằng sản phẩm thân thiện với môi trường.
- 100% hộ gia đình cán bộ Hội và 80% hộ gia đình hội viên, phụ nữ có 01 thùng rác đảm bảo vệ sinh môi trường và thực hiện phân loại rác tại nguồn.
- 100% cơ sở Hội xây dựng ít nhất 01 mô hình về thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường và phong trào “Chống rác thải nhựa” phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
- Xây dựng 03 mô hình điểm “Nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần và hạn chế sử dụng túi nilon” tại đảo Trí Nguyên - phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang; đảo Bình Ba, xã Cam Bình, thành phố Cam Ranh; thôn đảo Điệp Sơn, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh; các hộ gia đình thực hiện phân loại rác thải tại nguồn và hướng dẫn quy trình biến rác thải thành phân bón sinh học.
- Hàng năm, 100% cơ sở Hội phát động tổ chức chiến dịch thu gom, làm sạch các khu lưu vực sông, bãi biển, khu dân cư trên địa bàn tỉnh.
- 70% cơ sở sản xuất, kinh doanh do phụ nữ làm chủ cam kết thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa”.
- Trên 20% cơ sở sản xuất, kinh doanh ký cam kết sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế túi nilon và sản phẩm nhựa trong sản xuất, kinh doanh.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN TRIỂN KHAI
1. Đối tượng
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, hội viên, phụ nữ, các tổ chức cá nhân và người dân tại cộng đồng.
2. Phạm vi
Đề án được triển khai tại cộng đồng, các đơn vị, doanh nghiệp, điểm du lịch của các huyện, thị xã, thành phố, trong đó ưu tiên đầu tư nguồn lực ở các địa phương chịu tác động lớn của rác thải nhựa.
Nội dung xuyên suốt trong quá trình thực hiện Đề án tập trung vào các điểm sau:
- Tuyên truyền vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, hội viên, phụ nữ và người dân tham gia bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng túi nilon khó phân hủy; thực hiện phân loại rác tại nguồn.
- Xây dựng, duy trì các mô hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường, phong trào “Chống rác thải nhựa”.
- Trao phương tiện sinh kế hướng tới sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thân thiện với môi trường.
- Xây dựng các mô hình điểm về phân loại rác thải nhựa ngay tại hộ gia đình, khu dân cư.
- Xây dựng các mô hình điểm tại các đảo du lịch thuộc thành phố Nha Trang, Cam Ranh, huyện Vạn Ninh.
- Giới thiệu các mô hình sản xuất các sản phẩm bao gói, túi... thân thiện với môi trường trong hệ thống Hội doanh nhân nữ tỉnh, các câu lạc bộ doanh nghiệp nữ, nữ tiểu thương trên địa bàn tỉnh.
3. Thời gian triển khai: Từ năm 2021 - 2025.
1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chống rác thải nhựa
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kịp thời các văn bản pháp luật liên quan đến ô nhiễm môi trường gắn với đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên phụ nữ về phòng chống rác thải nhựa và hạn chế sử dụng túi nilon; khuyến khích sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện môi trường đối với từng hộ gia đình, khu dân cư, chợ, siêu thị, cửa hàng bán lẻ, trung tâm thương mại.
- Phối hợp với các ngành chức năng hướng dẫn, tuyên truyền, ý nghĩa của việc phân loại rác thải nhựa tại nguồn, thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy.
- Xây dựng các tài liệu tuyên truyền hướng dẫn phân loại rác; tác hại của chất thải nhựa, biện pháp giảm thiểu chất thải nhựa và túi nilon trong hoạt động sinh hoạt: Tờ rơi, nhân bản tài liệu tuyên truyền...
- Tổ chức hội thảo/hội nghị đánh giá tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường, sức khỏe con người.
- Đăng tải các nội dung, hình ảnh liên quan về công tác “Chống rác thải nhựa” trên Cổng thông tin điện tử tỉnh, website của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, mạng xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Xây dựng, nâng cao hiệu quả các mô hình chống rác thải nhựa tại khu dân cư
- Khảo sát chọn địa bàn xây dựng mô hình điểm; lập danh sách địa điểm lắp đặt pano, áp phích tuyên truyền trực quan; lập danh sách các hộ gia đình hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn cần được hỗ trợ thùng rác.
- Tổ chức cho hội viên phụ nữ tại địa bàn ký cam kết thực hiện phong trào chống rác thải nhựa bằng những việc làm cụ thể. Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình “Mỗi hố rác một cây xanh”, “Phân loại rác thải tại nhà”, “Nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần và hạn chế sử dụng túi nilon”...
- Huy động sự tham gia của cán bộ, hội viên phụ nữ và người dân trong việc thu gom, phân loại rác thải tại nguồn và xử lý rác thải tại chỗ.
- Xây dựng các mô hình thu gom rác thải (hỗ trợ thùng đựng rác công cộng); tổ chức các hoạt động thu gom rác thải, tổng vệ sinh các tuyến đường khu dân cư vào chiều thứ bảy, chủ nhật; tổ chức chiến dịch thu gom rác thải dọc ven sông, làm sạch bãi biển du lịch quy mô địa phương và cộng đồng dân cư ven biển tối thiểu 01 lần/năm.
- Phối hợp với các ngành chức năng bố trí các thùng rác phân loại 2 ngăn, an toàn, thuận lợi đảm bảo mỹ quan và vệ sinh môi trường; hướng dẫn, tuyên truyền, ý nghĩa của việc phân loại rác thải tại nguồn, thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy.
- Vận động, ký kết các điểm du lịch tổ chức mô hình phân loại và thu gom rác thải tại các điểm tham quan, du lịch.
3. Giảm thiểu phát sinh chất thải nhựa và túi nilon khó phân hủy trong kinh doanh, sinh hoạt
- Hạn chế và từng bước thay thế sử dụng nước uống đóng chai sử dụng một lần (có thể tích 250ml - 500ml) trong cơ quan, đơn vị và khi tổ chức hội nghị, hội thảo; chuyển đổi sang sử dụng các bình nước thể tích lớn (>20 lít), hoặc tự đun nấu; sử dụng các vật dụng chứa đựng nhiều lần, vật liệu dễ phân hủy; không dùng ly nhựa, ống hút nhựa... sử dụng một lần trong tất cả hoạt động hằng ngày của các cơ quan, đơn vị.
- Vận động các doanh nghiệp/tiểu thương giảm thiểu việc sử dụng túi nilon, sản phẩm nhựa dùng một lần trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chuyển sang sử dụng túi nilon tự hủy. Tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, hội viên phụ nữ và cộng đồng về những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thân thiện với môi trường để tăng cường kết nối trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
- Vận động các nữ tiểu thương, cửa hàng, nhà sách... có các hình thức khuyến khích người tiêu dùng mang túi khi mua sắm.
- Trao phương tiện sinh kế tại các địa phương thực hiện điểm mô hình thực hiện “Chống rác thải nhựa”.
- Tổ chức Phiên chợ Xanh với các sản phẩm thân thiện với môi trường, thay thế túi nilon, nhựa sử dụng một lần.
4. Kiểm tra giám sát việc tổ chức thực hiện
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện mô hình điểm; tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện mô hình điểm để nhân rộng.
- Phát hiện gương điển hình, kịp thời biểu dương các tổ chức, cá nhân có thành tích tốt, thực hiện tốt phong trào “Chống rác thải nhựa” hoặc có sáng kiến, mô hình hay về giảm thiểu rác thải nhựa; nhân rộng mô hình trong phong trào thu gom, phân loại, rác thải nhựa ở khu vực ven biển, trên biển, khu du lịch.
5. Phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nhằm tạo được sự thống nhất, đoàn kết trong triển khai thực hiện. Phát huy vai trò của các cơ quan thông tấn báo chí, Trang web của Hội LHPN tỉnh trong công tác tuyên truyền thực hiện.
IV. KHUNG TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG: Theo phụ lục đính kèm.
- Kinh phí thực hiện Đề án được bố trí từ nguồn ngân sách Nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước hiện hành.
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân và huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác để thực hiện Đề án. Việc quản lý và sử dụng kinh phí được thực hiện theo các quy định hiện hành.
1. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
- Chủ quản thực hiện Đề án, phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch và hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án; tổng hợp xây dựng kế hoạch hoạt động và báo cáo kết quả thực hiện Đề án.
- Xây dựng các mô hình bảo vệ môi trường, nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần và hạn chế sử dụng túi nilon... nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, hội viên, phụ nữ, người dân tại cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường.
- Đánh quá kết quả triển khai các mô hình điểm để nhân rộng.
- Lồng ghép việc triển khai Đề án với các chương trình, đề án đang được các cấp Hội triển khai.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án và định kỳ báo cáo với UBND tỉnh.
- Phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp có liên quan để triển khai thực hiện Đề án hiệu quả. Huy động sự hỗ trợ về nguồn lực để triển khai Đề án.
2. Sở Tài chính
Thẩm định, bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch trong dự toán ngân sách hàng năm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, đơn vị theo quy định.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty cổ phần Môi trường đô thị thành phố Nha Trang trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa để triển khai thực hiện các nội dung của Đề án.
4. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa, Báo Khánh Hòa: Xây dựng chuyên trang, chương trình cổ động, bài viết, phóng sự chuyên sâu để tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa.
5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể tỉnh
Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, chính quyền các cấp thực hiện công tác tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và nhân dân nâng cao nhận thức về tác hại của việc sử dụng túi nilon và các sản phẩm nhựa dùng một lần; tham gia tích cực các phong trào vì môi trường và các đợt tổ chức ra quân vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, phân loại rác thải nhựa và túi nilon tại các khu dân cư và các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương triển khai đồng bộ các hoạt động chống rác thải nhựa; kiểm tra, giám sát việc thực hiện phong trào chống rác thải nhựa và việc phân loại rác tại nguồn trên địa bàn quản lý; xây dựng kế hoạch, xem xét bố trí ngân sách địa phương bảo đảm cho việc thực hiện các hoạt động chống rác thải nhựa trên địa bàn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Văn hóa và Thể thao, Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan có liên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
KHUNG TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG ĐỀ ÁN “PHỤ NỮ KHÁNH HÒA THAM GIA PHÒNG, CHỐNG RÁC THẢI NHỰA GIAI ĐOẠN 2021 - 2025” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Kèm theo Quyết định số 1440/QĐ-UBND ngày 01 tháng 6 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
TT | Nội dung | Năm 2021 | Năm 2022 | Năm 2023 | Năm 2024 | Năm 2025 |
1 | Phê duyệt Đề án “Phụ nữ Khánh Hòa tham gia chống, chống rác thải nhựa giai đoạn 2021 - 2025” | X |
|
|
|
|
2 | Truyền thông tại cộng đồng về bảo vệ môi trường, phong trào “Chống rác thải nhựa - giảm thiểu sử dụng túi nilon và sản phẩm nhựa sử dụng một lần”; hướng dẫn phân loại rác tại nguồn.... | X | X | X | X | X |
3 | Xây dựng và nhân rộng mô hình “Chống rác thải nhựa”, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gắn với sử dụng sản phẩm thay thế nhựa sử dụng một lần tại 3 đơn vị điểm và các huyện, thị, thành phố | X | X | X | X | X |
4 | Tổ chức phát động chiến dịch vệ sinh môi trường tại các huyện, thị xã, thành phố |
| X |
|
|
|
5 | Xây dựng các điểm bán hàng không sử dụng đồ nhựa 01 lần, hạn chế sử dụng túi nilon | X | X | X | X | X |
6 | Hỗ trợ phương tiện sinh kế | X | X | X | X | X |
7 | Hỗ trợ các tiểu thương ở các chợ đăng ký bán các sản phẩm đựng, sử dụng bằng nhựa sinh học (nhựa tự hủy), treo băng rôn hưởng ứng tại 8 huyện | X | X | X | X | X |
8 | Vận động các cơ sở sản xuất, kinh doanh do phụ nữ làm chủ ký cam kết thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” | X | X | X | X | X |
9 | Hội thảo/Tọa đàm về công tác bảo vệ môi trường “Chống rác thải nhựa - Thực trạng, giải pháp giảm thiểu sử dụng túi nilon và sản phẩm nhựa sử dụng một lần” |
| X |
|
| X |
10 | Xây dựng tài liệu truyền thông, tờ rơi | X |
|
| X |
|
11 | Tổ chức Ngày hội xanh - Nói không với rác thải nhựa/Phiên chợ xanh | X |
| X |
| X |
12 | Hội nghị đánh giá tổng kết Đề án “Phụ nữ Khánh Hòa tham gia phòng, chống rác thải nhựa giai đoạn 2021 - 2025” |
|
|
|
| X |
- 1 Kế hoạch 203/KH-UBND năm 2018 về tổ chức thực hiện các phong trào “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 2 Kế hoạch 100/KH-UBND năm 2021 triển khai Đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 3 Kế hoạch 773/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 4 Kế hoạch 1994/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 5 Kế hoạch 110/KH-UBND năm 2021 về tuyên truyền công tác phòng, chống rác thải nhựa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025
- 6 Kế hoạch 4680/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 175/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum